ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語...

9
1 公益財団法人 仙台観光国際協会 Sendai Tourism, Convention and International Association(SenTIA) ベトナム語 防災 ぼうさい 訓練 くんれん のポイント 2016.3

Transcript of ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語...

Page 1: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

1

公益財団法人 仙台観光国際協会

Sendai Tourism, Convention and International Association(SenTIA)

ベトナム語 防災ぼ う さ い

訓練く ん れ ん

のポイント

2016.3

Page 2: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

2

Các điểm lưu ý trong công tác tập huấn phòng chống thiên tai

Hãy tham gia tập huấn phòng chống thiên tai để biết hành động phù hợp khi có thiên tai.

1.Xe trải nghiệm động đất

Đây là hoạt động tập huấn nhằm trải nghiệm cảm giác rung của động đất.

Hãy trải nghiệm cảm giác rung thực tế thông qua tập huấn phòng chống thiên tai để biết hành

động một cách bình tĩnh khi có thiên tai.

Các cấp độ động đất (độ mạnh của động đất) theo định nghĩa của Cục Khí tượng Thuỷ văn Nhật

Bản

Cấp độ 4 Hầu hết mọi người khi đang đi đều có thể cảm nhận được.

Hầu hết mọi người khi đang ngủ đều bị đánh thức

Cấp độ5yếu Có thể làm đổ chén bát hoặc sách trên kệ.

Cấp độ 5 mạnh Có thể làm đổ các thiết bị gia dụng không được cố định.

(Ví dụ: Trận đại thảm hoạ động đất phía Đông Nhật Bản tại quận Taihaku).

Cấp độ 6 yếu Người khó đứng vững. Làm di chuyển và gây đổ vỡ nhiều thiết bị gia dụng

không được cố định. Cửa khó mở.

(Ví dụ: Trận đại thảm hoạ phía Đông Nhật Bản tại quận Aoba, quận

Wakabayashi, quận Izumi).

Cấp độ 6 mạnh Người không đứng được. Làm di chuyển hầu hết các thiết bị gia dụng, nhiều

đồ đạc bị đổ vỡ.

(Ví dụ: Trận đại thảm hoạ động đất ở quận Miyagino)

Cấp độ 7 Làm dịch chuyển, đổ vỡ các thiết bị gia dụng không được cố định, có lúc đồ

đạc bay lung tung.

Page 3: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

3

2.Tập huấn phòng cháy chữa cháy

(1)Tập huấn dập lửa có sử dụng bình dập lửa

Khi đám cháy nhỏ, có thể dập bằng bình dập lửa.

① Hãy kêu to “Kaji da!”(nghĩa là “Cháy!!”) để kêu cứu.

② Đem bình dập lửa đến gần đám cháy.

③ Tháo nút an toàn.

④ Cầm đầu ống hướng về phía đám cháy.

⑤ Bóp mạnh tay cầm.

★★ Các điểm lưu ý ★★

Bình dập lửa có thể dùng được trong khoảng 10-15 giây.

Cố gắng hết sức giữ tư thế thấp, bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt và khói.

Khi ở trong phòng, nên quay lưng về phía cửa ra vào để có thể chạy thoát khi cần thiết.

Khi lửa lên đến trần nhà thì không thể dập lửa một mình, hãy lánh nạn.

(2)Tập huấn dập lửa bằng cách chuyền xô nước.

Đây là phương pháp tập huấn dập lửa bằng cách hợp tác cùng mọi người.

① Chia thành hai đội. (Một đội cầm xô có nước, một đội cầm xô không có nước)

② Xác định hiện trạng đám cháy.

③ Chia làm hai hàng, đứng dựa lưng nhau chuyền xô nước.

④ Chuyền xô từ trên đầu gió đến gần đám cháy, giữ khoảng cách an toàn so với đám cháy.

⑤ Dội nước đến khi dập tắt lửa.

Page 4: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

4

3.Trải nghiệm khói (nhà trải nghiệm khói)

Khi có đám cháy, có trường hợp chết vì ngạt khói, ngộ độc khí toả ra từ vật liệu xây nhà bị cháy.

Khi có đám cháy, việc bình tĩnh lánh nạn, tránh hít phải khói là rất quan trọng.

★★ Các điểm lưu ý ★★

Giữ tư thế thấp và tiến về phía trước.

Vì khói cản không thấy được xung quanh nên đi men theo tường.

Che mũi và miệng bằng khăn tay ướt.

Cố gắng tối đa không hít khói, thở nhẹ bằng mũi.

Đi bộ đi lánh nạn. Nếu chạy thì phải tiêu tốn rất nhiều ô xy.

Cố gắng không quay lại giữa chừng.

4.Tập huấn báo tin (cách gọi 119)

Là tập huấn gọi xe cứu hoả hoặc cấp cứu.

Có thể bấm 119 trực tiếp từ cả máy di động lẫn máy cố định.

Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân theo chỉ dẫn của tổng đài 119 (nhân viên tổng ).Gọi

119 không tốn tiền.

★★ Các điểm lưu ý ★★

Nếu không an tâm khi nói bằng tiếng Nhật thì có thể nhờ người Nhật ở bên cạnh nói thay.

Khi không biết nói tiếng Nhật, nếu nói chậm rãi bằng tiếng Anh, thì cũng có thể hiểu được.

Page 5: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

5

【Khi có cháy】

Tổng đài

119 ban, shou bou kyoku desu. (119, Cục phòng cháy chữa cháy đây) Kaji desu

ka? Kyukyu desu ka? (Bạn gọi vì cháy hay cấp cứu?)

Bạn Kaji desu (Có cháy.)

Tổng đài Juusho to onamae wo oshiete kudasai, (Hãy cho biết địa chỉ và họ tên của bạn.)

Bạn

...ku...machi...chome....ban...go. (Địa chỉ là ... ku ....machi...chome...ban...go. )

Namae wa ... (Tên tôi là .....)

Tổng đài

Nankaitate no nankai ga kaji desu ka? (Đám cháy ở tầng mấy của toà nhà mấy

tầng?)

Bạn

Ni kaitate juutaku ikkai kara kemuri ga deteimasu. (Khói xuất phát từ tầng 1

của toà nhà 2 tầng.)

Tổng đài Nani ga moeteimasu ka? (Cái gì đang cháy?)

Bạn Tempura nabe no abura ga moeteimasu. (Dầu chảo chiên tempura đang cháy.)

Tổng đài Nige-okureta kata wa imasu ka? (Có ai chưa kịp chạy không?)

Bạn

(Ví dụ 1)Zenin hinan shimashita. (Tất cả mọi người đều đã lánh nạn.)

(Ví dụ 2)Naka ni dare ka iru you desu. (Có vẻ như ở trong vẫn còn ai đó.)

【Khi cấp cứu】

Tổng đài

119 ban, shou bou kyoku desu. (119, Cục phòng chống chữa cháy đây.) Kaji

desu ka? Kyukyu desu ka? (Bạn gọi vì cháy hay cấp cứu?)

Bạn Kyukyu desu. (Cần cấp cứu.)

Tổng đài

Juusho to onamae wo oshiete kudasai. (Xin hãy thông báo họ tên và địa chỉ của

bạn.)

Bạn

...ku....machi...chome...ban...go. (Địa chỉ là ... ku...machi...chome...ban...go desu.)

Namae wa ... desu.(Tên là....)

Tổng đài Byoki desu ka, kega desu ka? (Cần cấp cứu người bị bệnh hay bị thương?)

Bạn

(Ví dụ 1)50 sai no dansei ga byoki desu. (Một người đàn ông 50 tuổi bị

bệnh.)

(Ví dụ 2)30 sai no jousei ga kega shimashita. (Một người phụ nữ 30 tuổi bị

thương.)

Tổng đài Ohanashi dekimasu ka? (Người cần cấp cứu có nói chuyện được không?)

Bạn

(Ví dụ 1)Dekimasen. (Không được.)

(Ví dụ 2)Dekimasu. (Được.)

Tổng đài

(Ví dụ 1)Kokyuu wa arimasu ka? (Có thở được không?)

(Ví dụ 2)Shukketsu shiteimasu ka?Có bị chảy máu không?

Bạn

Page 6: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

6

5.Xử lý cấp cứu

Để cứu tính mạng của một người đột nhiên ngừng thở hoặc ngừng tim, cần xử lý cấp cứu trong

vài phút đợi xe cứu thương.

Kiểm tra phản xạ

Cầu cứu (gọi 119 và nhờ người đem máy sốc tim AED đến)

Quan sát hô hấp (quan sát cử động ngực và bụng)

Hô hấp bình thường (thở bình thường) hay không?

Bảo đảm đường thở hoặc tư thế hồi phục

Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực ngay. Ép tim là phải mạnh (sâu ít nhất 5cm), nhanh (ít nhất 100 lần/phút), ngừng ép tim đến khi ngực trở lại vị trí cũ rồi ép tiếp.

Bảo đảm đường thở, hô hấp nhân tạo 2 lần. Nếu có thể hô hấp nhân tạo thì thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo theo tỷ lệ 30 lần ép tim 2 lần hô hấp (30:2) Nếu không thể hô hấp nhân tạo hoặc do dự thì chỉ ép tim ngoài lồng ngực.

Máy sốc tim AED đến. Bật công tắc, dán tấm điện cực.

Phân tích điện tâm đồ, cần sốc điện hay không?

Sốc điện 1 lần

Sau đó tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo (2 phút)

Tiếp tục hồi sức tim phổi cho đến khi đội cấp cứu đến hoặc đến khi nạn nhân bắt đầu cử

động, rên rỉ hoặc hô hấp bình thường

Xử lý

Quan sát

Nếu không có phản xạ

không

Nếu cần Nếu không cần

01

02

03

04

05

06

07

Cấp cứu và phương pháp ngưng máu chảy Sơ đồ cấp cứu (phương pháp hồi sức tim phổi và sử dụng máy sốc tim AED )

Sau đó tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo (2 phút)

08

09

09

Page 7: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

7

Quy trình hồi sức tim phổi

Kiểm tra phản xạ

Gọi to ở vị trí gần tai

Vỗ nhẹ vào vai, kiểm tra phản xạ.

Gọi cầu cứu (nhờ gọi 119 hoặc đem AED đến).

Nếu không có phản ứng, kêu to cầu cứu

Khi người khác đến thì nhờ gọi 119 hoặc mang thiết bị sốc tim đến.

Quan sát hô hấp ( kiểm tra cử động của ngực và bụng)

Kiểm tra xem có thở bình thường không.

Trong vòng 10 giây, quan sát cử động lên xuống ở vùng ngực và bụng.

Ép tim ngoài lồng ngực (xoa bóp tim)

Giữ thẳng cẳng tay, dồn lực vào cườm tay, ấn mạnh sao cho ngực của người bị nạn lún

xuống ít nhất 5 cm.

Sau khi ấn xuống, ngừng ấn đến khi ngực trở lại vị trí cũ.

※ Nếu sợ lý do bệnh truyền nhiễm và không hô hấp nhân tạo được, hãy tiếp tục ép tim

ngoài lồng ngực.

Bảo đảm đường thở

Một tay đè lên trán, một tay dùng ngón trỏ và ngón giữa để lên đầu nhọn của cằm, sau

đó đẩy đầu về phía sau, nâng cằm lên.

Hô hấp nhân tạo (2 lần)

Há to miệng, áp miệng vào miệng của nạn nhân sao cho bao phủ miệng của nạn nhân,

thổi vào miệng nạn nhân khoảng 1 giây.

Kiểm tra xem ngực của nạn nhân có phồng lên không.

Bỏ miệng ra, thổi thêm khí vào miệng nạn nhân một lần tương tự như vậy. (chỉ thổi 2

lần)

Kết hợp ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo

Sau khi ép tim ngoài lồng ngực 30 lần liên tiếp, hô hấp nhân tạo 2 lần.

Tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc đến

khi nạn nhân bắt đầu cử động, nói, thở bình thường.

Page 8: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

8

Bật công tắc máy sốc tim AED

Khi máy sốc tim AED đến, đặt máy bên cạnh đầu nạn nhân.

Ngay cả khi đang hồi sức tim phổi, nếu máy sốc tim AED đến thì sử dụng máy ngay.

Bật công tắc máy sốc tim AED.

Dán miếng dán

Phanh áo người bị nạn ra, dán kỹ miếng dán điện cực vào phần ngực.

Tấm điện cực được dán vào phía bên phải và bên trái của ngực.

Phân tích điện tâm đồ

Dán miếng dán điện cực vào thì máy tự động phân tích điện tâm đồ.

Lúc đó phải đảm bảo là không ai được sờ vào người bị nạn.

Ấn nút sốc điện

Nếu máy sốc điện AED phân tích thấy cần sốc điện thì sẽ tự động sạc điện.

Sau khi sạc điện, thì máy sẽ thông báo, khi nghe thông báo thì nhấn nút sốc điện.

Lúc này, phải đảm bảo là không ai được sờ tay vào người bị nạn.

Tiếp tục hồi sức tim phổi

Sau khi sốc điện xong, thì máy sẽ thông báo “Sugu ni kyoukotsu appaku wo hajimete

kudasai”, nghe thông báo này thì phải tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực ngay.

6.Tập huấn lánh nạ n

Trong các tình huống sau thì đi lánh nạn. Khi tập luấn phòng chống thiên tai, kiểm tra đúng

phương pháp lánh nạn và vị trí lánh nạn.

Khi nhà bị phá, hư hỏng do động đất hoặc có nguy cơ bị phá, hư hỏng do dư chấn động đất.

Khi mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở bờ sông.

Khi có thông báo hoặc chỉ thị lánh nạn.

★★ Các điểm lánh nạn ★★

Chuẩn bị sẵn từ trước các đồ đạc cần thiết khi lánh nạn.

Khi lánh nạn, phải bình bĩnh.

Tại địa điểm lánh nạn, hãy hợp tác tích cực, giúp đỡ người xung quanh.

Page 9: ぼうさい くんれん 防災 ベトナム語 訓練のポイントint.sentia-sendai.jp/j/download/life/importantpoints...Khi báo tin, không được hấp tấp, phải tuân

9

7.Tập huấn di chuyển người bị nạ n

Khi di chuyển người bị thương hoặc người đang mệt, hãy hợp tác và di chuyển bằng tay hoặc

bằng cáng. Khi không có cáng ở gần đó thì có thể sử dụng vật khác thay thế cáng để di chuyển.

Trong bất kỳ trường hợp nào, để người bị nạn an tâm, việc giữ trạng thái an tâm đến cuối cùng

là rất quan trọng. Trong khi tập huấn, bạn không chỉ được tập vận chuyển người bị nạn mà còn

được trải nghiệm làm người bị nạn và được vận chuyển để hiểu được cảm giác bất an và tầm

quan trọng của tập huấn.

8.Tập huấn phân phát thực phẩm động đấ t

Tại địa điểm lánh nạn có lưu trữ thực phẩm phòng lúc thiên tai. Ví dụ, gạo Alpha (có thể lưu trữ

thời gian dài, chỉ cần đổ nước hoặc nước ấm vào là ăn được), bánh quy, nước uống.

Trong tập huấn phòng chống thiên tai có phân phát lương thực này cho người tham gia. Hãy ăn

thử để biết.

★★ Điểm lưu ý ★★

Có thể có sẵn lương thực cho người bị dị ứng hoặc vì lý do tôn giáo, nên khi cần hãy hỏi

người phụ trách.