đó là cách thức hữu hiệu nhất để

32

Transcript of đó là cách thức hữu hiệu nhất để

Lời dạy của Chủ tịch Hồ ChíMinh về thông tin liên lạc thực sựđã trở thành kim chỉ nam, thànhsợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trìnhhình thành, chiến đấu và trưởngthành của công tác thông tin liênlạc cách mạng nước ta, cả thôngtin liên lạc quân sự và ngànhthông tin bưu điện.

Sau khi Đảng ta ra đời cho đếnnăm 1941, do các điều kiện lịchsử, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫnhoạt động ở nước ngoài và chỉđạo phong trào cách mạng cũngnhư các hoạt động của Đảngthông qua các đường dây liên lạcbí mật. Trong các Chỉ thị gửi vềcho Trung ương Đảng trong thờikỳ này, Người thường xuyên căndặn phải coi trọng công tác giaothông liên lạc, phải thiết lập cácđường dây liên lạc chặt chẽ giữacác cấp uỷ Đảng từ chi bộ tớiTrung ương và với quần chúng,đồng thời duy trì liên lạc với cácĐảng Cộng sản anh em và Quốctế Cộng sản. Cũng trong giai đoạnnày, do bị giam cầm trong nhà tùđế quốc (thời kỳ ở Hương Cảngnăm 1932 - 1933), do những ngăntrở của điều kiện khách quan, cónhững thời điểm lãnh tụ NguyễnÁi Quốc bị mất liên lạc với phong

trào cách mạng trong nước. Đốivới Người thì đó là thời kỳ đaukhổ nhất, bức bối nhất vì bị mấtliên lạc có nghĩa là bị cắt rời, bị côlập với phong trào cách mạng củaĐảng và nhân dân - lý tưởng và lẽsống duy nhất của Người.

Nhìn lại phong trào cách mạngdo Đảng ta lãnh đạo trong nhữngnăm trước khi lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc về nước, có thể nhận thấy,công tác giao thông liên lạc luônluôn được quan tâm đặc biệt. CácNghị quyết của Đảng trong thời kỳnày đều đề cập đến công tác giaothông với những hướng dẫn vànhiệm vụ cụ thể về tổ chức mạnglưới giao thông. Thực tiễn phongtrào cách mạng trong thời kỳ nàycho thấy, mọi bước tiến củaphong trào đều gắn liền với côngtác giao thông như một nhân tố cótính quyết định. Hoạt động trongđiều kiện bí mật, việc gây dựng,phát triển phong trào cách mạngtrong quần chúng nhân dân luônđi liền với việc phát triển mạnglưới giao thông liên lạc. Ngượclại, thực dân Pháp và tay sai cũngluôn luôn ý thức được điều đó nênđã không từ một thủ đoạn lùngsục, khủng bố nào để phá mạnglưới giao thông liên lạc của ta, coi

đó là cách thức hữu hiệu nhất đểphá hoại phong trào cách mạng,ngăn trở sự phát triển và lớnmạnh của phong trào.

Vì vậy, có thể khẳng địnhrằng, công tác giao thông liên lạctrong những năm Đảng ta hoạtđộng bí mật luôn là một mặt trậnquan trọng hàng đầu, đồng thờicũng là mặt trận nóng bỏng,nhiều hiểm nguy nhất. Ngườiđược phân công phụ trách côngtác này đều là những cán bộ cốtcán, trung kiên và dũng cảm nhất.

Chính những năm tháng giantruân đi tìm đường cứu nước, tìmcách truyền bá Chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam, gây dựngphong trào cách mạng và sáng lậpĐảng Cộng sản Việt Nam cùngthực tiễn phong trào cách mạngdo Đảng lãnh đạo đã hình thànhnên trong Chủ tịch Hồ Chí Minh tưduy hết sức chiến lược về vai trò,vị trí của thông tin liên lạc trongcông tác cách mạng ngay khi trởvề Tổ quốc năm 1941. Dưới sựlãnh đạo trực tiếp của Người,cùng với sự ra đời của Mặt trậnViệt Minh, phong trào cách mạngnước ta bước sang một trang mớivới khí thế “đánh Pháp đuổi Nhật”sục sôi hướng tới Tổng khởi nghĩaTháng Tám - 1945. Cũng từ đó,theo Chỉ thị của Người, bắt đầu từphong trào “Nam tiến” năm 1942,mạng lưới giao thông liên lạc đãđược thiết lập một cách vữngchắc xuất phát từ đầu não Pác Bó(Cao Bằng) như những sợi dâythần kinh vươn xuống các tỉnhđồng bằng, nối liền với miềnTrung và miền Nam, gắn kết

3KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

SAÙNG MAÕI LÔØI DAÏY CUÛA CHUÛ TÒCH HOÀ CHÍ MINHÑOÁI VÔÙI NGAØNH BÖU ÑIEÄN

F

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác bảo đảmthông tin liên lạc, Người nói: “Việc liên lạc là một việc quan trọngnhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhấtchỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi”. Nhândịp Kỷ niệm 70 năm Truyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam(15/8/1945 - 15/8/2015), Đặc san Thông tin và Truyền thông xin giớithiệu bài viết của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Trung Tá, Nguyên Bộtrưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc ngành Bưu điện thực hiệnlời dạy của Bác bảo đảm thông tin, liên lạc trong mọi tình huống.

4 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

phong trào cách mạng cả nướcvào một trung tâm thống nhấtkhông bao giờ gián đoạn cho đếnCách mạng Tháng Tám năm1945. Ngay trong những ngàyTháng Tám sục sôi đó, Hội nghịtoàn quốc của Đảng họp tại TânTrào (Tuyên Quang) trong 2 ngày14 và 15/8/1945 dưới sự chủ trìcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùngvới việc đưa ra quyết định lịch sửphát động Tổng khởi nghĩa giànhchính quyền trong cả nước, đãquyết định thành lập Ban Giaothông chuyên môn (tiền thân củangành Bưu điện ngày nay) để chịutrách nhiệm tổ chức công tác giaothông liên lạc phục vụ cách mạng.Từ đó, ngày 15/8 hàng năm trởthành Ngày Truyền thống củangành Bưu điện.

Trong suốt 2 cuộc chiến tranhgiải phóng dân tộc chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ xâmlược, trong hoàn cảnh khốc liệtcủa chiến tranh, dù bận trămcông nghìn việc, với cương vịlãnh tụ tối cao của dân tộc, Chủtịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dànhsự quan tâm thích đáng đến côngtác thông tin liên lạc. Ngày17/01/1946, trong hoàn cảnh“nước sôi lửa bỏng” của nhữngngày đầu xây dựng và bảo vệchính quyền cách mạng non trẻ,Người vẫn dành thời gian đếnthăm Bưu điện Trung ương BờHồ để động viên cán bộ viênchức ở đây dốc lòng phục vụ chếđộ mới. Ngày 5/01/1946, trongChỉ thị “Công việc khẩn cấp bâygiờ” cho công cuộc kháng chiếnkiến quốc, đề cập công tác giaothông, Người viết: “Phải đặc biệtchú ý vì giao thông là mạch máucủa tổ chức. Giao thông tốt thìcác việc đều dễ dàng. Giao thôngxấu thì các việc đình trệ”. Chođến những năm cuối đời, Chủ tịch

Hồ Chí Minh vẫn dành sự quantâm hết sức quý báu đối với côngtác thông tin liên lạc. Năm 1966,trong chuyến thăm Đoàn Sóngđiện thuộc Bộ đội thông tin liênlạc, Bác nói: “Thông tin liên lạc làdây thần kinh, là mạch máu conngười”. Ngày 28/01/1969, khônglâu trước khi vĩnh biệt chúng ta,trong thư khen gửi cán bộ chiếnsĩ thông tin liên lạc, Bác đã đề ra4 yêu cầu có tính nguyên tắc đốivới thông tin liên lạc là: “Kịp thời,chính xác, bí mật, an toàn”.

Một điều đáng chú ý nữa là,sự quan tâm của Chủ tịch Hồ ChíMinh đối với công tác giao thôngliên lạc không chỉ dừng ở nhữngý kiến chỉ đạo mang tầm chiếnlược mà còn hết sức sâu sát cụthể theo đúng tác phong của mộtnhà lãnh đạo và tổ chức tài ba.Ngày nay, đọc lại những di huấncủa Người về thông tin liên lạcchúng ta không khỏi kinh ngạc vềnhững hiểu biết sâu sắc, tỷ mỉcùng sự quan tâm sâu sát củaNgười. Ngay từ năm 1941, trongtác phẩm “Cách đánh du kích”,Người viết: “Đánh du kích cầnxếp đặt thông tin liên lạc chonhanh chóng, chắc chắn và chuđáo. Không có thông tin và liênlạc với các nơi thì đội du kíchđứng chơ vơ giữa trời, không làmgì được. Thông tin liên lạc của dukích phần lớn nhờ vào dânchúng. Người phụ trách thông tinphải chọn người nhanh nhẹn,chắc chắn và khôn khéo, dùng lốiđi bộ, đi ngựa, đi xe, đi thuyền đểđưa tin tức. Lúc cần phải dùngnhiều người, đi nhiều đường,phòng khi người này bị trắc trở thìcòn người khác, đường khác”.

Tư tưởng thông tin liên lạcphải dựa vào dân, gắn bó vớinhân dân chính là một phần củatư tưởng chiến tranh nhân dân và

cao hơn là tư tưởng đại đoàn kếttoàn dân của Chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng ta. Đó chính là sựkết tinh của trí tuệ và lòng yêunước nồng nàn, của ý chí kiêncường đấu tranh cho độc lập tựdo của dân tộc, cho hạnh phúccủa nhân dân.

Ra đời trong khí thế sục sôicách mạng của những ngàyTháng Tám lịch sử năm 1945, 70năm qua, ngành Bưu điện ViệtNam cùng đội ngũ những ngườilàm công tác thông tin liên lạc nóichung luôn luôn thấm nhuần lờidạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,đem tất cả sức lực trí tuệ và cảxương máu của mình để phục vụsự nghiệp cách mạng của Đảngvà dân tộc, phục vụ nhu cầuthông tin liên lạc của nhân dân,góp phần xứng đáng vào thắnglợi vĩ đại của 2 cuộc kháng chiếnchống ngoại xâm, giành độc lập,thống nhất cho Tổ quốc, cũngnhư công cuộc xây dựng, bảo vệvà phát triển đất nước hiện nay.

Trong 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ, cùngvới lực lượng thông tin quân sự,ngành Bưu điện đã vượt qua mọikhó khăn, thiếu thốn hiểm nguytrong hoàn cảnh chiến tranh ácliệt, xây dựng và giữ vững huyếtmạch thông tin phục vụ chiếnđấu, góp phần đắc lực vào thắnglợi của sự nghiệp giải phóng dântộc, thống nhất Tổ quốc. Gần 1vạn người con ưu tú của ngànhBưu điện đã ngã xuống trên khắpcác chiến trường cho độc lập tựdo của Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ mới của đấtnước với việc thực hiện 2 nhiệmvụ chiến lược: xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốcxã hội chủ nghĩa, vượt qua muônvàn khó khăn thiếu thốn của đấtnước sau chiến tranh, phát huy

F

truyền thống trung thành, dũngcảm trong chiến đấu, ngành Bưuđiện lại cùng toàn Đảng toàn dânviết nên những trang sử mới vớinhững kỳ tích sáng tạo.

Đặc biệt, trong giai đoạn 30năm đổi mới, tăng tốc, hội nhập vàphát triển vừa qua, quán triệt sâusắc lời dạy của Chủ tịch Hồ ChíMinh và đường lối đổi mới đượcĐảng khởi xướng từ Đại hội VI(năm 1986), toàn ngành đã thựchiện những chiến lược, giải phápphát triển mang tính đột phá, táobạo, từ đó tạo nên sự phát triển cótính bùng nổ của bưu chính, viễnthông và công nghệ thông tin vớimột số kết quả tiêu biểu: xây dựnghệ thống hạ tầng thông tin băngrộng quốc gia hiện đại, đồng bộ,công nghệ ngang tầm quốc tế;cung cấp tích hợp hệ thống cácdịch vụ Bưu chính, Viễn thông,Internet và phát thanh - truyềnhình số phong phú, đa dạng; cậpnhật công nghệ mới nhất của thếgiới với những tiện ích ngày càngcao, khả năng tương tác ngàycàng rộng và giá cước ngày cànghạ; xác lập thị trường bưu chính,viễn thông cạnh tranh; đổi mớidoanh nghiệp; thành lập Tập đoànBưu chính - Viễn thông Việt Nam,Tập đoàn Viễn thông Quân đội,Tổng Công ty Bưu điện ViệtNam… và tiến hành lộ trình hộinhập, cạnh tranh quốc tế. Hệthống quản lý nhà nước về Bưuchính, Viễn thông và công nghệthông tin ngày càng được kiệntoàn đi lên từ Tổng cục Bưu điệnđến Bộ Bưu chính, Viễn thông vànay là Bộ Thông tin và Truyềnthông để liên tục đổi mới công tácquản lý nhà nước có nền tảngpháp lý đồng bộ, tương thích sựbiến đổi nhanh của công nghệ,nhằm tạo ra những đột phá mớitrong ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin và truyền thông ởnước ta. Những thành tựu củangành trong thời kỳ đổi mới đãđược Đảng và Nhà nước ghinhận, đánh giá cao với nhiều phầnthưởng cao quý, đặc biệt là ngànhkinh tế kỹ thuật đầu tiên được tặngthưởng Huân chương Sao vàngvới thành tích là ngành tiên phong,đi đầu trong đổi mới với nhữngtiến bộ vượt bậc về công nghệ,dịch vụ và đóng góp không nhỏcho sự phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam Xã hội Chủ nghĩa.

Riêng đối với Tổng Công tyBưu điện Việt Nam, mặc dù táchra khỏi Tập đoàn VNPT để hoạtđộng độc lập từ ngày 1/1/2013song đã có những bước đột phácả về tốc độ tăng trưởng doanhthu và lợi nhuận. Riêng năm 2014,mặc dù không còn nhận được sựhỗ trợ bằng tiền của Nhà nướcnhưng vẫn đảm bảo các dịch vụbưu chính công ích, song TổngCông ty vẫn phấn đấu thực hiệntốt và bảo toàn, phát triển vốn nhànước, hoàn thành tốt nhiệm vụcung ứng các dịch vụ bưu chính,kinh doanh có lãi cao hơn năm2013. Tổng doanh thu của Bưuđiện Việt Nam vẫn đạt hơn 6.350tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 100 tỷđồng, tăng 20% so với năm trước.Điều này chứng tỏ Bưu điện ViệtNam đã đi đúng hướng, nhiều giảipháp chỉ đạo điều hành sản xuất,kinh doanh phù hợp. Điểm nổi bậtlà với 3 mảng dịch vụ chính là bưuchính chuyển phát, tài chính bưuchính và phân phối truyền thông,hiện Tổng Công ty đã tích cực chủđộng khai thác nhiều dịch vụ mớinhư: thu hộ chi hộ, đại lý bảohiểm, đại lý bán vé, dịch vụ ngânhàng, chi trả lương hưu và bảohiểm xã hội... nhằm tạo nguồn thumới ổn định về lâu dài.

Ngày nay, dù tình hình trongnước và thế giới có nhiều biếnđổi cả về thời cơ và thách thức,nhưng lĩnh vực thông tin liên lạcnước ta, trong đó có bưu chínhvẫn duy trì những bước tiến vữngchắc cả về vai trò, vị trí, trình độkhoa học công nghệ và đang dầntrở thành động lực chủ yếu chosự phát triển của đất nước,hướng tới nền kinh tế tri thức thìlời dạy thiêng liêng của Chủ tịchHồ Chí Minh về “tính quan trọngbậc nhất” của thông tin liên lạccàng có giá trị khích lệ cao đối vớisự nghiệp của chúng ta.

Ghi nhớ công ơn và lời dạycủa Người, mỗi cán bộ, đảngviên, công nhân viên chức ngànhThông tin và Truyền thông nguyệnphát huy cao nhất truyền thống:“Trung thành - Dũng cảm - Tậntụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” củangành; ra sức học tập tư tưởngHồ Chí Minh, học tập tác phongvà đạo đức cách mạng: cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tưcủa Người để thấm nhuần sâusắc tinh thần phục vụ đất nước,phục vụ nhân dân trên cương vịcông tác của mình với phươngchâm “nhanh chóng, chính xác,an toàn, tiện lợi, văn minh”. Quađó góp sức đưa ngành Thông tinvà Truyền thông tiếp tục pháttriển; hoàn thành xuất sắc các chỉtiêu mà Đại hội XI của Đảng đã đềra cho ngành: “Đưa Việt Namsớm trở thành nước mạnh vềcông nghệ thông tin và truyềnthông; thực hiện thành công Nghịquyết số 36 của Bộ Chính trị vềđẩy mạnh ứng dụng và phát triểncông nghệ thông tin đáp ứng yêucầu phát triển bền vững và hộinhập quốc tế và tiến xa hơn nữa”,sánh vai với các cường quốc nhưBác Hồ mong muốn q

Nguồn: vnpost.vn

5KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

6 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

TRoNG chiến tranhcũng như trong hòabình, đội ngũ lao

động Bưu điện Việt Nam luôn thểhiện lòng “trung thành” vô hạn vớiTổ quốc, với Đảng, với Nhân dân;“Dũng cảm” trong chiến đấu vớikẻ thù xâm lược, vượt qua hiểmnguy của thiên tai, vượt lênnhững khó khăn thử thách vàdũng cảm ngay với chính bảnthân mình; “Tận tụy”, trách nhiệmvới công việc được tổ chức phâncông; “Sáng tạo” trong lao động,sản xuất, kinh doanh; “Nghĩa tình”với các thế hệ đi trước, với đồngchí, đồng nghiệp.

Trân trọng, tự hào với lịchsử truyền thống...

Từ cuối thế kỷ 19 đến trướctháng 8/1945, hệ thống thông tinliên lạc của nước ta do ngườiPháp quản lý. Hai chữ “Bưu điện”cũng xuất hiện từ thời kỳ này, khicó những người phu chạy bộ đưathư (bưu chính) và những nhàdây thép đầu tiên (điện tín) ra đời.

Ngày 03/02/1930 Đảng Cộngsản Đông Dương ra đời. Hệ

thống thông tin liên lạc phục vụcách mạng còn nghèo nàn vàphải hoạt động trong bí mật.

Tại căn cứ địa cách mạng ởPác Bó (Cao Bằng), tháng5/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãtriệu tập và chủ trì Hội nghị Trungương Đảng lần thứ 8. Cũng trongthời điểm lịch sử trọng đại này,Bác Hồ đã đưa ra lời dạy bất hủvề công tác thông tin liên lạc củacách mạng: “Việc liên lạc là mộtviệc quan trọng nhất trong côngtác cách mạng, vì chính nó quyếtđịnh sự thống nhất chỉ huy, sựphân phối lực lượng và do đó bảođảm thắng lợi”.

Ngày 14-15/8/1945, Hội nghịtoàn quốc của Đảng họp tại TânTrào (tỉnh Tuyên Quang) đã quyếtđịnh phát động tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong cả nước.Về công tác giao thông, Nghịquyết Hội nghị nêu rõ: “1. Phảiđặc biệt chú trọng củng cố giữacác Xứ và các cấp đảng bộ; 2.Tích cực tổ chức giao thông trongcác ngành vận tải; 3. Lập Bangiao thông chuyên môn và giúp

đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệmvụ” (tiền thân của ngành Bưuđiện ngày nay). Thể theo nguyệnvọng của cán bộ công nhân viên,năm 1980 Ban Cán sự ĐảngTổng cục Bưu điện đã quyết địnhlấy ngày 15/8 là Ngày Truyềnthống ngành Bưu điện.

Ngày 17/01/1946, trong hoàncảnh “nước sôi lửa bỏng” củanhững ngày đầu xây dựng và bảovệ chính quyền cách mạng nontrẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫndành thời gian đến thăm Bưuđiện Trung ương Bờ Hồ để độngviên cán bộ viên chức ở đây dốclòng phục vụ chế độ mới. Ngày05/01/1946, trong Chỉ thị “Côngviệc khẩn cấp bây giờ” cho côngcuộc kháng chiến kiến quốc, đềcập công tác giao thông, Ngườiviết: “Phải đặc biệt chú ý vì giaothông là mạch máu của tổ chức.Giao thông tốt thì các việc đều dễdàng. Giao thông xấu thì các việcđình trệ”.

Dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, đứng đầu làChủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu,nhân dân ta đã dũng cảm đứnglên đấu tranh giành lại độc lập, tựdo cho dân tộc. Trong suốt chặngđường lịch sử đầy khó khăn, giankhổ nhưng vinh quang đó, ngànhBưu điện đã được Đảng và Nhândân tin yêu, giáo dục và xây dựngđể từng bước trưởng thành, hoànthành mọi nhiệm vụ được giao.

Qua các cuộc chiến tranh giữnước, các thế hệ cán bộ côngnhân viên giao bưu, thông tin đã

LÒCH SÖÛ TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN - ÑIEÅM TÖÏA CUÛA CHIEÁN LÖÔÏC ÑOÅI MÔÙI VAØ PHAÙT TRIEÅN

NGÔ HOÀI THANH

Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Bưu điệnViệt Nam gắn với tên tuổi ngành Bưu điện và gắn liền với lịchsử cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổquốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Các giá trị truyền thống củangành Bưu điện được tạo dựng và vun đắp bởi sự hy sinh củahàng vạn liệt sỹ, những mất mát của hàng vạn thương binh,bệnh binh, công lao của lớp lớp các thế hệ đi trước, đã và đangđược thế hệ hôm nay kế tục xứng đáng, xây dựng và phát triểnTổng Công ty Bưu điện Việt Nam ngày càng lớn mạnh, giữ vữngvai trò doanh nghiệp chủ lực, góp phần trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

đem tất cả sức lực, trí tuệ và cảxương máu của mình, vượt quamọi khó khăn, thiếu thốn hiểmnguy trong hoàn cảnh chiến tranhác liệt, xây dựng và giữ vữnghuyết mạch thông tin phục vụ sựnghiệp cách mạng của Đảng vàdân tộc, góp phần đắc lực vàothắng lợi của sự nghiệp giảiphóng dân tộc, thống nhất đấtnước. Gần 1 vạn người con ưu túcủa ngành Bưu điện đã ngãxuống trên khắp các chiến trườngvì độc lập, tự do, thống nhất củaTổ quốc.

Bước vào thời kỳ mới của đấtnước với việc thực hiện 2 nhiệmvụ chiến lược: xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốcxã hội chủ nghĩa, vượt qua muônvàn khó khăn thiếu thốn của đấtnước sau chiến tranh, vượt quakhó khăn của cơ chế bao cấp,phá thế bao vây cấm vận củaphương Tây, phát huy truyềnthống trung thành, dũng cảmtrong chiến đấu, Bưu điện ViệtNam lại cùng toàn Đảng toàn dânviết nên những trang sử mới.

Thực hiện đường lối đổi mớido Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VI đề ra, thấm nhuần sâu sắclời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,toàn Ngành đã thực sự đổi mới tưduy và hành động để hoạch địnhchiến lược và đề ra những giảipháp thực hiện nhằm đổi mới,phát triển ngành Bưu điện vớimục tiêu: Đi thẳng lên hiện đại,phát triển nhanh mạng lưới vàdịch vụ, tăng nhanh lưu lượng vàdoanh thu, đáp ứng ngày càngcao nhu cầu thông tin của xã hội.

Sau gần 30 năm đổi mới,những thành công của hai giaiđoạn tăng tốc độ phát triển đã tạonên sự phát triển có tính bùng nổcủa bưu chính, viễn thông, côngnghệ thông tin đất nước. Sự phát

triển vượt bậc của Bưu chính,Viễn thông; xu hướng phát triểncủa thị trường, công nghệ và dịchvụ đã đặt ra yêu cầu bưu chính,viễn thông cần được tách ra độclập, để hai lĩnh vực có cơ hội vàđiều kiện phát triển trong tìnhhình mới.

Năm 2001, Lãnh đạo Ngànhquyết định triển khai phương ánthí điểm đổi mới quản lý, khaithác, kinh doanh bưu chính, viễnthông trên địa bàn các tỉnh.

Năm 2008, thực hiện Quyếtđịnh của Chính phủ và Bộ Bưuchính Viễn thông (nay là BộThông tin và Truyền thông) Bưuchính tách ra hình thành nênTổng Công ty Bưu chính ViệtNam là doanh nghiệp độc lậpthuộc Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam.

Năm 2013, triển khai quyếtđịnh 1746/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, quyền đại diệnchủ sở hữu tại Tổng Công ty Bưuchính Việt Nam chuyển về BộThông tin và Truyền thông và đổitên là Tổng Công ty Bưu điện ViệtNam.

... Kế thừa, phát huy trongthời kỳ đổi mới và phát triển

Vinh dự được kế thừa vàmang tên Bưu điện Việt Nam, 7năm tách ra hoạt động độc lập,Tổng Công ty Bưu điện Việt Namđã tranh thủ thời cơ, vận hội, khắcphục tồn tại, hạn chế của chủquan, vượt qua những khó khăncủa môi trường sản xuất kinhdoanh. Đã tập trung sắp xếp lại tổchức, lao động; Cấu trúc lại mạnglưới điểm phục vụ, hệ thống vậnchuyển; Mở ra nhiều dịch vụ mới,đặc biệt là việc tham gia vào cácdịch vụ hành chính công, các dịchvụ thu hộ, chi hộ, các dịch vụ tàichính ngân hàng, bảo hiểm...; Tổchức lại các dịch vụ truyền thống

phù hợp với môi trường kinhdoanh hiện đại; Phát triển mạnhcác ứng dụng công nghệ thông tintrong cung cấp dịch vụ, quản trịdoanh nghiệp; Chú trọng công tácđào tạo, phát triển đội ngũ; Điềuchỉnh các giải pháp điều hànhkinh doanh, kết hợp quản lý tậptrung với tăng cường tính độc lậptự chủ của các đơn vị thành viên;Ổn định việc làm và thu nhập củangười lao động; Các dịch vụ kinhdoanh đã đạt được lợi nhuận;Thực hiện đúng lộ trình cân bằngthu chi do Chính phủ đề ra; Năngsuất lao động toàn Tổng Công tyđã được cải thiện rõ rệt; Năng lựccạnh tranh của doanh nghiệpđược nâng lên; Uy tín, vai trò chủlực của Bưu điện Việt Nam tronglĩnh vực bưu chính, chuyển phátcủa đất nước ngày càng đượckhẳng định.

Bên cạnh việc thực hiện đổimới toàn diện để sớm tạo ra nănglực và sức phát triển mới, Tổngcông ty đặc biệt chú trọng tới cácchương trình an sinh xã hội, vìcộng đồng, công tác lịch sửtruyền thống. Đội ngũ lao độngtoàn Tổng Công ty đã dànhnhững ngày lương của mình đểủng hộ các chương trình xóa đói,giảm nghèo; các đối tượng chínhsách, các chương trình nghĩa tìnhbiển đảo, vì Hoàng Sa, TrườngSa của Tổ quốc; phối hợp tổ chứccác buổi gặp mặt lực lượng giaobưu thông tin các vùng chiến khu;phối hợp tổ chức sinh hoạt củacâu lạc bộ hưu trí... tạo nên sựgần gũi, ấm áp nghĩa tình giữacác thế hệ.

Chỉ tính riêng trong năm2014, năm bản lề của kế hoạchphát triển giai đoạn 2011-2015của Bưu điện Việt Nam, đến thờiđiểm hiện tại, năm kế hoạch đã điqua được hơn nửa thời gian, các

7KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

F

8 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

THựC hiện Quyết định số 1086/QĐ-BTTTTngày 30/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyềnthông (TTTT) về việc phê duyệt Kế hoạch tổ

chức các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Truyền thốngNgành Bưu điện Việt Nam (15/8/1945-15/8/2015),ngày 13/7/2015, Sở TTTT đã ban hành Kế hoạch số475/KH-STTTT về tổ chức các hoạt động Kỷ niệm70 năm Truyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam.

Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 nămTruyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam tạo nên mộtđợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, sâu rộng trong cán bộcông chức, viên chức và người lao động nhằm ôn lạitruyền thống của ngành. Qua đó động viên, khích lệtinh thần cán bộ công chức, viên chức, người laođộng thi đua hăng say lao động, sáng tạo, đoàn kết,phát huy năng lực, phấn đấu hoàn thành thắng lợi

nhiệm vụ chính trị và vượt mức kế hoạch công tácnăm, xây dựng ngành Thông tin và Truyền thôngphát triển bền vững.

Về công tác thông tin, tuyên truyền:Sở TTTT đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan

thông tin, báo chí của tỉnh đẩy mạnh công tác thôngtin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Truyền thốngNgành Bưu điện Việt Nam; xây dựng các chuyênmục, chuyên đề và tăng cường số lượng tin, bàiphản ánh về hoạt động kỷ niệm 70 năm Truyềnthống Ngành Bưu điện Việt Nam trên Báo HảiDương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, trênCổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tửcủa các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện. Chỉđạo Phòng Văn hoá và Thông tin, Đài Phát thanhcác huyện, thị xã, thành phố hưởng ứng viết bài,

chỉ số kinh tế của Tổng Công tyđạt được khá tích cực: tổngdoanh thu: trên 3.000 tỷ đồng,tăng 8% so với cùng kỳ; lợi nhuậnđạt 26,5 tỷ đồng. Duy trì ổn địnhhệ thống 12.655 điểm phục vụ(trong đó có 8.099 điểm Bưu điện- Văn hóa xã), gần 3.800 tuyếnvận chuyển các cấp và bằng cácloại hình vận chuyển khác nhau.

Định hướng phát triển trongnhững năm tới, Bưu điện ViệtNam tiếp tục chú trọng 5 yếu tố:hạ tầng mạng lưới vật lý và côngnghệ thông tin; nhóm bưu chínhchuyển phát, nhóm tài chính bưuchính, nhóm phân phối truyềnthông và phát triển thương hiệu.Với mục tiêu đến năm 2015:doanh thu đạt 12.000 - 13.500 tỷđồng, lợi nhuận 100 - 200 tỷ đồng;và đến năm 2020: doanh thu đạt

28.000 - 30.000 tỷ đồng, lợinhuận 600 - 800 tỷ đồng.

Sau 7 năm hoạt động độc lập,đặc biệt là sau 2 năm tách hoàntoàn với Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam, những kết quảđạt được của Bưu điện Việt Namđã thể hiện sự cố gắng, nỗ lựcvượt bậc của toàn thể đội ngũ laođộng của toàn Tổng công ty. Đó làsự kế thừa và phát huy xứngđáng lịch sử, truyền thống 70 nămcủa các thế hệ ngành Bưu điện.

Hoà chung khí thế của toànĐảng, toàn dân ta kỷ niệm 70 nămCách mạng Tháng Tám và Quốckhánh 02/9, cùng với niềm tự hàocủa đội ngũ lao động Bưu điệnViệt Nam kỷ niệm 70 năm Truyềnthống Ngành Bưu điện đã vàđang khơi dậy ý chí quyết tâmtrong mỗi người lao động. Sức

mạnh của các giá trị lịch sử,truyền thống luôn là điểm tựavững chắc, thôi thúc đội ngũ laođộng Bưu điện Việt Nam vượt lênmọi khó khăn, lao động quênmình, quyết tâm thực hiện thànhcông công cuộc đổi mới, pháttriển Tổng Công ty, đóng góp cóhiệu quả cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mọi sự kiện, sự việc sẽ qua đitheo thời gian, chỉ để lại qua cácthế hệ là các giá trị truyền thống -đó chính là nền tảng của sự pháttriển. Trân trọng, giữ gìn, phát huylịch sử, truyền thống, đó là tráchnhiệm, nghĩa vụ và là niềm tự hàocủa mỗi người lao động Bưu điệnViệt Nam q

(Nguồn: vnpost.vn)

TAÊNG CÖÔØNG TUYEÂN TRUYEÀN KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNGNGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM

VŨ VĂN VỞPhó Giám đốc Sở TTTT

F

đưa tin về hoạt động kỷ niệm 70 năm Truyền thốngNgành Bưu điện Việt Nam, đồng thời tăng cườngtuyên truyền trên hệ thống Đài Phát thanh cấphuyện, Đài Truyền thanh cấp xã.

Chỉ đạo Bưu điện tỉnh, Viễn thông Hải Dươngtuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chứclao động hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu trongngành tham gia cuộc thi “Viết về 70 năm Truyềnthống Ngành Bưu điện” do Công đoàn TTTT ViệtNam tổ chức với chủ đề: Ca ngợi truyền thống“Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo -Nghĩa tình”; những đóng góp của ngành Bưu điệnvới đất nước, mang lại cho xã hội những giá trị tốtđẹp của cuộc sống, tất cả nhằm mục tiêu vì conngười, vì sự phát triển của xã hội; những tấm gươngđiển hình của ngành Bưu điện trong các cuộc khángchiến cứu nước, trong công cuộc đổi mới và xâydựng đất nước 70 năm qua.

Ngoài ra, để công tác thông tin, tuyên truyền sâurộng, Sở TTTT đã vận động cán bộ, công chức, viênchức, người lao động toàn Sở đẩy mạnh phong tràothi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 nămTruyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam; Phối hợpvới Viễn thông Hải Dương, Bưu điện tỉnh, Đài Phátthanh và Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự kỷ niệm70 năm Truyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam đểphát trên Truyền hình; xuất bản Đặc san Thông tin vàTruyền thông số đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 nămTruyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam.

Về tổ chức các hoạt động giao lưu, hội nghịgiao ban, gặp mặt:

Sở TTTT đã chỉ đạo Chi đoàn Thanh niên Sở

TTTT phối hợp với các Chi đoàn Thanh niên Bưuđiện tỉnh, Viễn thông Hải Dương, Chi nhánhMobifone tại Hải Dương tổ chức giao lưu bóng đágiữa Sở TTTT, Bưu điện tỉnh, Viễn thông tỉnh, Chinhánh Mobifone tại Hải Dương.

Chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viễn thôngHải Dương tổ chức hội nghị giao ban với Trưởngphòng Văn hóa và Thông tin, Đài Phát thanh cáchuyện, thị xã, thành phố; Lãnh đạo các doanhnghiệp Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn để tuyêntruyền, giới thiệu và ôn lại Truyền thống Ngành Bưuđiện Việt Nam.

Ngoài ra, Sở TTTT cũng phối hợp với Bưu điệntỉnh và Viễn thông Hải Dương tổ chức gặp mặt vàtặng quà cho Ban liên lạc hưu trí ngành Bưu điện.

Về tổ chức kỷ niệm 70 năm Truyền thốngNgành Bưu điện Việt Nam:

Sở TTTT phối hợp với Bưu điện tỉnh và Viễn thôngHải Dương tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Truyền thốngNgành Bưu điện Việt Nam (15/8/1945-15/8/2015).Đây là dịp để ôn lại Truyền thống Ngành Bưu điệnViệt Nam 70 năm qua và điểm lại những dấu ấn lịchsử của Bưu điện tỉnh Hải Dương trong quá trình xâydựng và phát triển từ khi thành lập đến nay.

Thông qua việc chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch vàhướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền Kỷ niệm70 năm Truyền thống Ngành Bưu điện Việt Nam củaSở TTTT đã góp phần quan trọng nâng cao nhậnthức cho các tầng lớp nhân dân và toàn thể cán bộcông nhân viên Ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh vềTruyền thống của Ngành Bưu điện Việt Nam nóichung và của Bưu điện tỉnh Hải Dương nói riêng q

9KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

đua Bưu điện tỉnh xét công nhậnvà tặng thưởng qua các đợt sơkết, tổng kết.

Là một đơn vị của Trung ươngđóng trên địa bàn huyện, đơn vịđã thực hiện tốt chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước. Ngoàiviệc thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn được giao, Bưu điện huyệncòn thực hiện nhiệm vụ chính trịtrong việc giữ vững thông tin liênlạc, phục vụ nhiệm vụ chính trị của

địa phương và của đất nước nhưcông tác phòng chống lụt bão, tìmkiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiêntai hàng năm, các kỳ thi tuyểnsinh, kỳ thi tốt nghiệp hàng năm.Ngoài ra, đơn vị còn tích cực thamgia các phong trào xã hội tại địaphương và làm tốt công tác từthiện tại địa phương như ủng hộquỹ “Vì người nghèo, chất độcmàu da cam”…

Phát huy truyền thống là đơnvị nhiều năm liền đạt thành tích

xuất sắc trong sản xuất, kinhdoanh, trong năm 2015 và nhữngnăm tiếp theo, với tinh thần đoànkết, đổi mới, sáng tạo, phát triển,Bưu điện huyện Cẩm Giàng quyếttâm khắc phục những hạn chế,vượt qua mọi khó khăn, tháchthức, đẩy mạnh phong trào thiđua xây dựng Bưu điện huyệnngày càng vững mạnh, góp phầncùng Bưu điện tỉnh Hải Dươngkhẳng định là doanh nghiệp chủđạo cung cấp các dịch vụ Bưuchính, tài chính Bưu chính, phânphối bán lẻ chủ đạo trên địa bàntỉnh q

Bưu đIệN HuyệN Cẩm GIÀNG...(Tiếp theo trang 29)

10 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

BưU điện tỉnh Hải Dươngra đời ngay trong quátrình vận động cách

mạng, những năm trước Tổngkhởi nghĩa giành chính quyền,tháng 8-1945, lực lượng Giaothông liên lạc Hải Dương đã lớnlên, trưởng thành cùng Cáchmạng và đã có những đóng gópto lớn vào sự nghiệp giải phóngquê hương, xây dựng đất nướcngày thêm giàu mạnh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng,trực tiếp là Đảng bộ tỉnh HảiDương và ngành Bưu điện ViệtNam, lực lượng Giao thông liên lạcHải Dương những năm trướcCách mạng Tháng 8 năm 1945 đãvượt qua muôn vàn gian khổ hysinh, vượt qua mưa bom bão đạnđể chuyển chủ trương chính sách,tài liệu của Đảng đến tận cơ sở,đến tận tay đồng chí, đồng bào,đưa đón, nuôi giấu cán bộ, bộ đội,xây dựng cơ sở vật chất, xây dựngphong trào và đáp ứng nhu cầugiao lưu tình cảm ngày một phongphú, đa dạng của nhân dân.

Cách đây 70 năm, vào ngày15/8/1945, Hội nghị toàn quốcĐảng Cộng sản Đông Dương họptại Tân Trào (Tuyên Quang) đãthông qua nhiều nghị quyết quantrọng, trong đó có Nghị quyết vềthông tin liên lạc. Nghị quyết nêurõ: “Lập Ban giao thông chuyênmôn và giúp đỡ đầy đủ họ làm

nhiệm vụ”. Đây là dấu mốc lịch sửkhởi nguồn cho sự ra đời của Bưuđiện Việt Nam. Trải qua 70 nămxây dựng và trưởng thành, nhìn lạimột chặng đường lịch sử đã qua,chúng ta không khỏi bùi ngùi xúcđộng trước những hy sinh của lớpngười đi trước, những đóng góplớn lao mà thầm lặng của hàngtriệu lượt người làm công tácthông tin liên lạc. Những dấu mốclịch sử không thể nào quên củaBưu điện tỉnh Hải Dương, đó là:

Bưu điện tỉnh Hải Dươngtrong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp (1946-1954): Tổchức Ban giao thông liên lạc đặtdưới sự lãnh đạo, điều hành trựctiếp của Tỉnh ủy Hải Dương đểlàm nhiệm vụ chuyển công văntài liệu, đưa đón cán bộ, bộ đội,dân công trong nội bộ tỉnh, vớicác tỉnh khác và Trung ương.Người làm công tác giao thôngliên lạc thời điểm này nhất thiếtphải được lựa chọn kỹ càng, phảilà đảng viên hoặc thuộc ĐoànThanh niên cứu quốc, có tinhthần trách nhiệm, sẵn sàng chịumọi gian khổ, thiếu thốn, dũngcảm, mưu trí, thà hy sinh tínhmạng để bảo vệ bí mật thông tincủa Đảng, của kháng chiến.

Bưu điện tỉnh Hải Dươngtrong những năm đầu xây dựngchủ nghĩa xã hội (1954-1965):Cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp thắng lợi đã mở ra thời kỳmới trong lịch sử cách mạng ViệtNam. Ty Bưu điện tỉnh Hải Dươngcó 90 người, toàn tỉnh lúc này có12 phòng và 256 trạm thông tin.Đường thư báo chạy bằng xe đạp,ô tô, xe lửa từ thị xã Hải Dương đicác huyện và đi tỉnh bạn.

Bưu điện tỉnh Hải Dươngtrong những năm vừa chốngMỹ cứu nước, vừa xây dựngChủ nghĩa xã hội (1965-1975):Thắng lợi có tính chất quyết địnhcủa giai đoạn này là Bưu điện tỉnhHải Dương đã tích cực chủ độngtổ chức lại bộ máy, chuyển mạnglưới và các cơ sở thông tin từ thờibình sang thời chiến, vượt quamọi khó khăn, giữ vững thông tinliên lạc thông suốt, cán bộ côngnhân viên Bưu điện đã bám máy,bám đường, phục vụ đắc lực chocông tác lãnh đạo, sản xuất,chiến đấu.

Bưu điện tỉnh Hải Dươngcùng cả nước xây dựng Chủnghĩa xã hội, thực hiện đườnglối đổi mới của Đảng (1976-1996): Trải qua 20 năm xây dựngvà phát triển, Bưu điện tỉnh HảiDương đã có đóng góp xứng đángcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc. Tuy nhiên, Bưu điện ViệtNam nói chung, Bưu điện HảiDương nói riêng vẫn còn trongtình trạng lạc hậu, yếu kém về cảcơ sở vật chất - kỹ thuật lẫn

Böu ñieän tænh Haûi DöôngNhìn laïi moät chaëng ñöôøng

đÀO VĂN TưỞNGGiám đốc Bưu điện tỉnh Hải Dương

phương thức kinh doanh, yếu kémcả về trình độ quản lý và trình độcủa con người bưu điện. Có thểnói tình trạng yếu kém là hậu quảcủa chiến tranh kéo dài và sự duytrình quá lâu của cơ chế tập trungquan liêu bao cấp, của những tácđộng tiêu cực từ bên ngoài.

Bưu điện tỉnh Hải Dươngtrong thời kỳ đổi mới (1997-2007): Chặng đường 10 năm xâydựng và trưởng thành của Bưuđiện tỉnh Hải Dương đã có mộtbước tiến dài. Trải qua 10 năm đổimới, đã có những sự đột phá mớivượt qua mọi khó khăn, khẳngđịnh thương hiệu, vươn lên ổnđịnh và phát triển vững chắc. Đếnnăm 2007, Bưu điện tỉnh HảiDương đã phát triển toàn diện,cung cấp một hệ thống các dịch vụđa dạng, tiên tiến, văn minh, tiệnlợi. Đảm bảo phục vụ thông tin liênlạc của các cấp ủy Đảng, chínhquyền và nhân dân địa phươngmột cách chính xác, kịp thời, antoàn, bí mật trong mọi tình huống.Chất lượng dịch vụ ngày một nângcao nhờ ứng dụng khoa học kỹthuật một cách nhanh chóng vàmạnh mẽ. Bưu điện tỉnh HảiDương đã có công nghệ vượt trội,tiên tiến nhờ thiết bị tin học, điệntử viễn thông hiện đại.

Năm 2008, thực hiện phương

án đổi mới tổ chức sản xuất kinhdoanh, tách lĩnh vực Bưu chínhvà Viễn thông, lĩnh vực Bưu chínhlấy tên là Bưu điện tỉnh HảiDương, lĩnh vực viễn thông lấytên là Viễn thông Hải Dương.

Đối với Bưu điện tỉnh, giaiđoạn này là một giai đoạn vôcùng khó khăn do sự bùng nổ vềcông nghệ thông tin, cách truyềntin mới đã cơ bản thay thếphương thức đưa tin truyền thốngbằng thư từ. Nhưng ngành Bưuđiện vẫn phải tồn tại với hainhiệm vụ: Vừa mang tính phục vụnhiệm vụ chính trị như đưa côngvăn giấy tờ của các cấp ủy đảng,chính quyền và nhân dân trongtỉnh, đưa thư công của các doanhnghiệp, đưa báo chí tới vùng sâu,vùng xa, công văn hỏa tốc đảmbảo an ninh quốc phòng vàphòng chống thiên tai... vừa phảikinh doanh để tiến tới không phảinhờ tới sự hỗ trợ của ngân sách.

Trên thế giới, mặc dù côngnghệ thông tin phát triển đến đỉnhcao nhưng cũng không một nướcnào giải thể ngành Bưu chính, vìvai trò của Bưu chính với nhànước, với nhân dân vẫn còn vàkhông thể không có. Nhưng đâythực sự là một bài toán khó.

Thực hiện chủ trương củangành, của Tổng Công ty Bưu

điện Việt Nam và của Lãnh đạotỉnh, Bưu điện tỉnh đã đổi mớitoàn diện ở tất cả các khâu: Bộmáy tổ chức lao động, tư tưởngnhận thức, trình độ quản lý,chuyên môn nghiệp vụ của cánbộ công nhân viên. Đặc biệt làviệc nâng cao chất lượng sảnphẩm, làm tốt dịch vụ công ích.

Sau 7 năm vượt khó, đến nayBưu điện tỉnh Hải Dương đã cơbản ổn định. Chất lượng dịch vụ,số lượng dịch vụ đều tăng và thunhập của cán bộ công nhân viênbước đầu đã khởi sắc.

Trong năm 2015 và nhữngnăm tiếp theo, cán bộ công nhânviên Bưu điện tỉnh Hải Dương sẽtiếp tục phát huy truyền thống vẻvang của ngành, truyền thống Anhhùng của Cô gái giao liên, củaAnh lính quân bưu để thực hiệntốt đồng thời hai nhiệm vụ là phụcvụ và kinh doanh có hiệu quả.

Nhân dịp kỷ niệm 70 nămtruyền thống của ngành, cán bộcông nhân viên Bưu điện tỉnh HảiDương trân trọng cám ơn sựquan tâm, tạo điều kiện của Bưuđiện Việt Nam, của Lãnh đạo cáccấp, các ngành và nhân dântrong tỉnh. Bưu điện tỉnh HảiDương luôn mong nhận được sựquan tâm chia sẻ đó vào nhữngnăm tiếp theo q

11KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

100% số xã có báo Đảng đến trong ngày.6. Lĩnh vực Viễn thông, Internet:- Cả nước: hơn 100.000 trạm BTS, trong đó hơn

60.000 trạm BTS 3G. Tổng số máy điện thoại hơn143 triệu, trong đó có 6,15 triệu thuê bao cố định;11.923.000 thuê bao internet băng rộng.

- Tỉnh Hải Dương: 1.190 trạm BTS 2G, 789 trạmBTS 3G; 5.362 km cáp quang; tổng số thuê bao di

động trả sau 136.566; tổng số thuê bao di động trảtrước 1.551.849; tổng số thuê bao cố định 162.954;tổng số thuê bao internet băng rộng 473.150; tổngsố đại lý internet công cộng 719.

7. Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực báo chí- Cả nước: 18.500 nhà báo được cấp Thẻ Nhà

báo, 5.000 phóng viên đang hoạt động chưa đượccấp Thẻ Nhà báo.

- Tỉnh Hải Dương: 120 nhà báo được cấp ThẻNhà báo, 80 phóng viên đang hoạt động chưa đượccấp Thẻ Nhà báo (Trong tổng số phóng viên, nhàbáo đang hoạt động, có 190 người đã được cấp thẻHội viên Hội Nhà báo Việt Nam) q

Moät vaøi soá lieäu...(Tieáp theo trang 15)

12 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

Kể từ khi Sở Bưu chính,Viễn thông (nay là SởThông tin và Truyền thông

(TTTT)) được thành lập đến nayđã có mối quan hệ gắn bó và tạorất nhiều điều kiện cho sự pháttriển của Viễn thông Hải Dươngtrong việc phát triển các dịch vụviễn thông và công nghệ thôngtin trên địa bàn tỉnh. Điều đóđược thể hiện qua nhiều lĩnh vựcquan trọng.

Với chức năng quản lý nhànước về lĩnh vực bưu chính, viễnthông, Sở TTTT đã ban hànhnhiều văn bản, cơ chế, chínhsách, là cầu nối giữa UBND tỉnhvới doanh nghiệp, hỗ trợ và giúpđỡ hiệu quả cho Viễn thông HảiDương trong việc phát triển cơ sởhạ tầng di động, mạng lưới viễnthông đảm bảo phục vụ tốt nhất

cho Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành,đoàn thể, địa phương và ngườidân trên địa bàn.

Trong quy hoạch và phát triểnmạng lưới viễn thông, công nghệthông tin giai đoạn 2015-2020,đặc biệt là việc xây dựng và hoànthiện Mạng chuyên dùng phục vụcác cơ quan Đảng, Sở TTTT đãsát sao trong công tác chỉ đạo vàhỗ trợ toàn diện trên mọi mặt,giúp Viễn thông Hải Dương hoànthành nhiệm vụ được giao.

Hàng năm, Sở TTTT đã phốihợp chặt chẽ cùng Viễn thông HảiDương trong việc thực hiện tốtcông tác phòng chống lụt bão vàgiảm nhẹ thiên tai. Việc đưa racác kế hoạch sát với tình hìnhthực tế giúp đơn vị có phương ánchuẩn bị đầy đủ, sẵng sàng ứngphó trong mọi tình huống.

Với sự hỗ trợ, giúp đỡ toàndiện trên mọi lĩnh vực của SởTTTT, hiện nay Viễn thông HảiDương đã có một hệ thống cơ sởhạ tầng đồng bộ, hiện đại, rộngkhắp tới từng thôn, xã. Việc lắpđặt thiết bị, trạm BTS được triểnkhai thuận lợi, giúp cho việc cungcấp dịch vụ di động Vinaphone,băng rộng Internet (MegaVNN-FiberVNN) và các dịch vụ khácđến khách hàng được nhanhchóng, kịp thời, tạo sự khác biệt

đối với các doanh nghiệp khác. Kết quả đạt được trong những

năm vừa qua, bên cạnh nhữngyếu tố thuận lợi, nhiều vấn đềmới, khó khăn, phức tạp nảy sinhnhưng kết quả sản xuất, kinhdoanh của Viễn thông Hải Dươngđạt được là rất đáng khích lệ.Mức tăng trưởng doanh thu nămsau cao hơn năm trước, tiềnlương của người lao động đượcđảm bảo, chỉ số chênh lệnh thuchi đứng trong tốp đầu của Tậpđoàn. Liên tục hàng năm Viễnthông Hải Dương được nhận Cờthi đua xuất sắc của Bộ TTTT;được Chủ tịch nước tặng thưởngHuân chương Lao động hạngNhì; hàng trăm tập thể, cá nhânđược tặng thưởng các danh hiệuthi đua cao quý của Nhà nước,Chính phủ, Bộ TTTT, UBND tỉnhHải Dương...

Viễn thông Hải Dương xin trântrọng cảm ơn sự quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo, tạo điều kiện củaSở TTTT trong việc hỗ trợ mọimặt trên nhiều lĩnh vực, giúp đơnvị triển khai tốt nhiệm vụ đượctỉnh, Tập đoàn giao. Viễn thôngHải Dương mong muốn tiếp tụcnhận được sự quan tâm, tạo điềukiện giúp đỡ hết sức quý báu đóđối với hoạt động của đơn vịtrong thời gian tới q

Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoângGOùp pHAÀN NAÂNG CAO CHAÁT lÖÔïNG, HIEÄU qUAÛ

HOAïT ÑOÄNG CUÛA VIEãN THOÂNG HAÛI DÖÔNGNGuyỄN TRuNG KIÊN

Giám đốc Viễn thông Hải Dương

HộI thi Sáng tạo kỹ thuậttỉnh Hải Dương được tổchức 2 năm một lần với

quy mô toàn tỉnh nhằm đẩy mạnhphong trào lao động sáng tạo,phát hiện và khai thác các tiềmnăng sáng tạo to lớn của quầnchúng, áp dụng có hiệu quả cácgiải pháp kỹ thuật tiên tiến vàosản xuất và đời sống trong tỉnh,góp phần thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước; đồngthời tuyển chọn các giải pháptham gia Hội thi Sáng tạo kỹthuật toàn quốc. Đến nay, tỉnh đãtổ chức được 08 Hội thi. Hội thilần đầu tiên được tổ chức năm1998-1999 và đang triển khai Hộithi lần thứ IX (2014-2015). Lĩnhvực dự thi gồm tất cả các giảipháp sáng tạo kỹ thuật phục vụsản xuất, đời sống, kinh tế, xãhội, an ninh và quốc phòng.

Ban Tổ chức Hội thi đượcUBND tỉnh thành lập gồm đại diệnLiên hiệp các Hội Khoa học và Kỹthuật (KHKT) tỉnh, Sở Khoa học vàCông nghệ, Liên đoàn Lao độngtỉnh, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, một số Sở, Ngành liên quan,Báo Hải Dương, Đài Phát thanhvà Truyền hình tỉnh. Hội thi đượchướng dẫn, tuyên truyền trên tấtcả các phương tiện thông tin đạichúng và tuyên truyền bằng tờ rơi,pa-nô, áp phích lớn nơi côngcộng... giúp đông đảo quần chúngnhân dân trong tỉnh nắm đượcmục đích, nội dung, thể lệ, các văn

bản hướng dẫn của Hội thi và tíchcực hưởng ứng, tham gia.

Ở một số ngành của tỉnh vàmột số huyện đã thành lập BanTổ chức Hội thi, đồng thời cónhiều hình thức phong phú đểtuyên truyền, vận động cơ sởtham gia. Các hoạt động đó đãtạo nên một phong trào lao độngsáng tạo ở nhiều cơ quan, doanhnghiệp, trường học trong tỉnh.

Trong suốt thời gian tổ chứccác Hội thi, Liên hiệp các HộiKHKT tỉnh đã nhiều lần cùng vớicác Sở, Ngành tới các cơ sở kịpthời động viên, giúp các tổ chức,cá nhân hoàn thiện các giải phápkỹ thuật và hồ sơ để tham dự Hộithi đảm bảo tiến độ.

Cùng với phong trào lao độngsáng tạo, Hội thi các năm toàntỉnh có nhiều giải pháp tham gia.Đến nay, qua 08 Hội thi đã có 419giải pháp (Hội thi lần thứ IX đangtriển khai dự kiến có 100 giảipháp tham gia). Trong đó có 260giải pháp đạt giải cấp tỉnh (01 giảiĐặc biệt; 21 giải Nhất; 37 giảiNhì; 70 giải Ba; 131 giải Khuyếnkhích); 24 giải pháp đạt giải cấptoàn quốc (02 giải Nhì; 06 giải Ba;16 giải Khuyến khích). Các giảipháp tập trung ở các lĩnh vực: cơkhí, vật liệu xây dựng, nôngnghiệp, công nghiệp, giao thông,điện, xử lý nước thải, y tế, giáodục, bưu chính, viễn thông, côngnghệ thông tin, điện tử, thủ côngmỹ nghệ, chế biến thực phẩm,

môi trường, tài chính, tư pháp,thuế, nuôi trồng thủy sản...

Trong số những giải pháptham dự Hội thi có các giải phápcủa cá nhân, tập thể, đặc biệt cónhiều giải pháp của Thủ trưởngđơn vị, các em thiếu nhi, phụ nữvà một cá nhân có nhiều giảipháp tham gia Hội thi, nhiều giảipháp có giá trị kinh tế, xã hội lớn.Mỗi giải pháp, sáng kiến cải tiếnkỹ thuật thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau, đã góp phần tháo gỡnhững khó khăn, bức xúc màcuộc sống đặt ra, tạo việc làm,giảm bớt khó khăn, vất vả, tăngthu nhập cho người lao động.

Hưởng ứng phong trào thi đua,cán bộ, nhân viên ngành Bưuchính, Viễn thông Hải Dương đãtích cực nghiên cứu các giải pháp,sáng kiến tham gia Hội thi và đãđạt được những giải thưởng đángkhích lệ; đồng thời đã áp dụng hiệuquả các giải pháp, sáng kiến vàotrong quản lý, sản xuất, kinh doanhmang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuậttỉnh Hải Dương lần thứ II (2000-2001), giải pháp “Phần mềm pháthành báo chí” của tác giả NguyễnCao Thắng - Bưu điện tỉnh đạtgiải Ba.

Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuậttỉnh Hải Dương lần thứ VI (2008-2009), “Giải pháp giám sát, quảnlý, vận hành, khai thác và bảo vệcác trạm viễn thông từ xa” của tácgiả Trần Văn Tụ - Viễn thông Bình

13KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

CAÙN BOÄ COÂNG NHAÂN VIEÂN NGAØNH BÖU CHÍNH, VIEÃN THOÂNG HAÛI DÖÔNGTÍCH CÖÏC THAM GIA CAÙC HOÄI THI SAÙNG TAÏO KYÕ THUAÄT

Lưu xuâN LâmTổng Thư ký Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh

F

14 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

Giang đạt giải Nhất cấp tỉnh, đồngthời đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạokỹ thuật toàn quốc lần thứ X(2008-2009); giải pháp “Áp dụngcông nghệ WEB 2.0 xây dựngWEBSITE và bộ chương trìnhquản lý công văn, giấy tờ” củanhóm tác giả Đinh Bảo Ngọc, HàTuấn Giang, Trịnh Khuyến - SởThông tin và Truyền thông và giảipháp “Xây dựng cấu hình trạmtruy nhập MSAN có 02 ID giaotiếp với 02 tổng đài HoSTSTAREX-VK” của tác giả Lê HồngViệt - Viễn thông Hải Dương đạtgiải Nhì cấp tỉnh; giải pháp “Kếtnối các trạm DSLAM HyunDai vàHuawei qua giao tiếp quangSTM1” của tác giả Hoàng VănDũng - Viễn thông Hải Dương đạtgiải Khuyến khích cấp tỉnh; giảipháp “Xây dựng hệ thống quantrắc theo dõi lưu lượng mạng IP”của các tác giả Trần Quốc Khánhvà Vũ Trọng Biên - Viễn thông HảiDương đạt giải Khuyến khích cấptỉnh, đồng thời đạt giải Khuyếnkhích Hội thi Sáng tạo kỹ thuậttoàn quốc lần thứ X (2008-2009).

Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuậttỉnh Hải Dương lần thứ VIII (2012-2013), Viễn thông Hải Dương có:giải pháp “Phần mềm quản lý hạtầng mạng viễn thông” của nhómtác giả Nguyễn Đức Linh, NguyễnTrung Kiên, Đỗ Văn Phát đạt giảiNhì; giải pháp “Hệ thống phầnmềm giám sát mạng IP bằng giaothức SNMP” của các tác giả TôViết Sơn, Đỗ Quốc Quân và giảipháp “Mạch chống sét, chống quááp trên đường Line cho các thiếtbị đầu cuối” của tác giả NguyễnTrung Kiên đạt giải Ba; giải pháp“Hệ thống đo test, điều phối báomáy hỏng, điều hành sản xuấtkinh doanh SMS” của các tác giảĐỗ Văn Phát, Phạm Vũ Văn và

giải pháp “Bộ tải giả đánh giá chấtlượng acquy, máy nắn 48v DC”của nhóm tác giả Nguyễn HuyNam, Nguyễn Đức Tá, Bùi ThanhSơn đạt giải Khuyến khích.

Tham gia Hội thi Sáng tạo kỹthuật toàn quốc, Hải Dương cũngthu được nhiều thành tích. Qua 08Hội thi, Hải Dương đã giành được24 giải thưởng (02 giải Nhì; 06giải Ba; 16 giải Khuyến khích); tạiHội thi lần thứ II, tỉnh ta có số giảipháp tham gia và đạt giải thưởngđứng thứ ba toàn quốc, sau TPHồ Chí Minh và TP Đà Nẵng; tại

Hội thi lần III, tỉnh ta có số giảipháp đứng thứ ba toàn quốc, sauTP Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tây (cũ),nhưng có số giải pháp đạt giảithưởng đứng thứ hai toàn quốc,sau TP Hồ Chí Minh; nhiều nămBan Tổ chức Hội thi tỉnh đượcLiên hiệp các Hội KHKT Việt Namtặng Bằng khen vì có thành tíchxuất sắc trong việc tổ chức Hội thi.

Qua các lần tổ chức Hội thiSáng tạo kỹ thuật, các cán bộ khoahọc, cán bộ quản lý, các nhà doanh

nghiệp và quần chúng lao động rấtnhiệt tình tham gia, hưởng ứng.Các giải pháp và công trình thamgia đã và đang được áp dụng vàođời sống, sản xuất, mang lại lợi íchkinh tế, xã hội to lớn.

Được sự quan tâm chỉ đạocủa UBND tỉnh, sự hợp tác cótrách nhiệm của các cơ quan hữuquan trong tỉnh; sự nỗ lực, nhiệttình của các tác giả đã góp phầnquan trọng tạo nên thành côngcủa các lần tổ chức Hội thi Sángtạo kỹ thuật của tỉnh. Thông quaHội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn

quốc và toàn tỉnh đã phát hiện,khai thác và khơi dậy được tiềmnăng sáng tạo kỹ thuật của đôngđảo quần chúng, của các cán bộ,nhân viên ngành Bưu chính, Viễnthông Hải Dương, tăng cường ápdụng có hiệu quả các giải pháp kỹthuật tiên tiến vào sản xuất và đờisống trong tỉnh, góp phần thựchiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, đúng như mục tiêucủa các Hội thi Sáng tạo kỹ thuậtcủa tỉnh và toàn quốc đã đề ra q

Ngaøy 18/01/2013, Vieãn thoâng Haûi Döông vaø Böu ñieän tænh toå chöùc Leã ñoùnnhaän Huaân chöông Lao ñoäng haïng Nhì vaø trieån khai keá hoaïch naêm 2013.

F

1. Lĩnh vực Báo chí in:- Cả nước: có 850 cơ quan báo chí in, trong đó

có 86 cơ quan Báo in Trung ương, 113 cơ quan Báoin địa phương, 518 Tạp chí Trung ương và 133 Tạpchí địa phương.

- Tỉnh Hải Dương: có 7 cơ quan báo chí in, gồmBáo Hải Dương và 6 Tạp chí: Văn hoá, Thể thao vàDu lịch; Khoa học và Công nghệ; Văn nghệ HảiDương; Lao động và Công đoàn; Nghiên cứu khoahọc - Đại học Sao Đỏ và Tạp chí Đại học HảiDương. Ngoài ra còn có 3 Đặc san: Thông tin vàTruyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp Hải Dương,Người làm báo xứ Đông và 18 Bản tin.

2. Lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình:- Cả nước: có 105 kênh truyền hình quảng bá,

76 kênh phát thanh quảng bá, 40 kênh truyền hìnhnước ngoài được cấp phép hoạt động. 2 Đài Truyềnhình Trung ương, 1 Đài Tiếng nói Việt Nam, 62 ĐàiPhát thanh và Truyền hình địa phương, 1 Đài tiếngnói địa phương, 1 Đài Truyền hình địa phương; 33đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền. Ngoàira, 100% huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộctỉnh có Đài Phát thanh; 100% cấp xã có Đài Truyềnthanh. Toàn quốc hiện có gần 10 triệu thuê baoTruyền hình trả tiền, cụ thể: 1,4 triệu thuê baoTruyền hình vệ tinh (DTH); 5,99 triệu thuê baoTruyền hình cáp analog, 778.000 thuê bao Truyềnhình cáp số (DVB-C, Docsis); 300.000 thuê baoTruyền hình kỹ thuật số; 1,15 triệu thuê bao Truyềnhình giao thức Internet (IPTV) và 220.000 thuê baoTruyền hình di động (Mobile TV).

- Tỉnh Hải Dương: có 1 Đài Truyền hình, 1 ĐàiPhát thanh (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh), 12Đài Phát thanh cấp huyện, 265 Đài Truyền thanhcấp xã, 2 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trảtiền cáp, 1 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình kỹthuật số và 4 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trảtiền giao thức Internet. Tổng số thuê bao Truyềnhình trả tiền gần 150.000.

3. Lĩnh vực Thông tin điện tử:- Cả nước: Tổng số tiền miền “.vn” là 594.598;

đang duy trì hệ thống: 311.272; tổng số tên miềntiếng Việt đăng ký trên hệ thống là 1.071.163; trongđó số lượng tên miền đã được đưa vào sử dụngthực tế trên các loại dịch vụ là 187.350, chiếm17,49% tổng số đăng ký.

- Tỉnh Hải Dương: Tổng số tên miền “.vn” là1.289, trong đó 785 tên miền được sử dụng vào việcthiết lập Trang thông tin điện tử và mạng xã hội, 504tên miền đăng ký nhưng không sử dụng hoặc khôngtruy cập được; 8 Trang thông tin điện tử đã đượccấp phép (3 trang được Bộ Thông tin và Truyềnthông cấp phép; 5 trang được Sở Thông tin vàTruyền thông cấp phép).

4. Lĩnh vực in, xuất bản, phát hành:- Cả nước: có 63 Nhà Xuất bản; khoảng 1.500

cơ sở in công nghiệp, trong đó có 145 cơ sở in thuộckhối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hơn13.700 cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

- Tỉnh Hải Dương: Chưa có Nhà Xuất bản, hiệncó 9 cơ sở in lớn được cấp giấy phép hoạt động in,khoảng 463 cơ sở in, photocopy tư nhân và 100 cơsở phát hành.

5. Lĩnh vực Bưu chính:- Cả nước: 12.738 điểm phục vụ Bưu điện, cụ

thể: 64 bưu cục cấp I, 760 bưu cục cấp II, 1.793 bưucục cấp III, 8.184 điểm Bưu điện - Văn hoá xã, 434đại lý bưu điện, 43 ki-ốt, 1.460 thùng thư độc lập;Bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93 km/điểm, sốdân phục vụ bình quân đạt 7.164 người/điểm;91,7% số xã có báo Đảng đến trong ngày.

- Tỉnh Hải Dương: 273 điểm phục vụ, trong đó:01 bưu cục cấp I; 11 bưu cục cấp II; 31 bưu cục cấpII; 12 đại lý, kiốt; 185 điểm bưu điện văn hóa xã; 22thùng thư công cộng; 11 điểm phục vụ khác. Bánkính phục vụ bình quân 1,44 km/điểm phục vụ, sốdân phục vụ bình quân 6.767 người/điểm phục vụ;

15KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

Moät vaøi soá lieäu

phaùt trieån Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng hieän nayNGuyỄN QuANG HảO - Giám đốc Sở TTTT

(Xem tieáp trang 11)

16 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

- Từ cuối thế kỷ 19 đếntrước tháng 8/1945, hệ thốngthông tin liên lạc do người Phápquản lý. Hai chữ Bưu điện cũngxuất hiện từ thời kỳ này, khi cónhững người phu chạy bộ đưathư (bưu chính) và những nhàdây thép đầu tiên (điện tín) ra đời.

- Ngày 03/02/1930 ĐảngCộng sản Đông Dương ra đời. Hệthống thông tin liên lạc phục vụcách mạng còn nghèo nàn vàphải hoạt động trong bí mật.

- Ngày 14-15/8/1945, Hội nghịtoàn quốc của Đảng họp tại TânTrào (tỉnh Tuyên Quang) đã raNghị quyết “Lập Ban giao thôngchuyên môn” (Tiền thân củaNgành Bưu điện ngày nay).

- Ngày 28/6/1947, Bộ Giaothông Công chính ban hành Nghịđịnh số 335/NĐ tổ chức lại ngànhBưu điện: ở Trung ương có NhaTổng giám đốc, 3 miền có 3 NhaBưu điện: Nha Bưu điện Bắc Bộ;Nha Bưu điện Trung Bộ và NhaBưu điện miền Nam.

- Ngày 12/6/1951, Chủ tịch HồChí Minh ký Sắc lệnh số 31/SLđổi tên Nha Bưu điện Việt Namthành Nha Bưu điện - Vô tuyếnđiện.

- Ngày 08/3/1955, Thủ tướngChính phủ ban hành Nghị định số480-TTg đổi tên Nha Bưu điện -Vô tuyến điện thành Tổng cụcBưu điện.

- Ngày 09/02/1962, Hội đồngChính phủ ban hành Quyết địnhgiao cho Tổng cục Bưu điệnnhiệm vụ quản lý phát triển mạnglưới truyền thanh và đổi tên Tổngcục Bưu điện thành Tổng cụcBưu điện và Truyền thanh.

- Ngày 24/01/1968, Hội đồngChính phủ ban hành Nghị địnhđổi tên Tổng cục Bưu điện vàTruyền thanh thành Tổng cụcBưu điện.

- Ngày 31/3/1990, Hội đồngNhà nước ra Nghị quyết số224/NQ-HĐNN giao cho Bộ Giaothông Vận tải và Bưu điện đảmnhận chức năng quản lý nhànước đối với ngành Bưu điện.

- Ngày 07/4/1990, Hội đồngBộ trưởng ra Nghị định số115/HĐBT chuyển Tổng cục Bưuđiện thành Tổng Công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam.

- Ngày 26/10/1992, Chính phủra Nghị định số 03/CP về việcthành lập Tổng cục Bưu điện làcơ quan trực thuộc Chính phủ, cóchức năng quản lý nhà nước vềBưu chính, Viễn thông, kỹ thuậttruyền dẫn tín hiệu Phát thanh,Truyền hình và công nghiệp Bưuđiện trong cả nước.

- Ngày 29/4/1995, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết địnhsố 294/TTg thành lập Tổng Côngty Bưu chính, Viễn thông ViệtNam.

- Năm 1997, Việt Nam hoàmạng Internet quốc tế.

- Năm 2001, thực hiện chiatách Bưu chính, Viễn thông trênđịa bàn huyện.

- Tháng 11/2002, Bộ Bưuchính, Viễn thông được thànhlập; là cơ quan của Chính phủthực hiện chức năng quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông,công nghệ thông tin, điện tử,Internet, truyền dẫn phát sóng,tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ

tầng thông tin quốc gia trongphạm vi cả nước.

- Ngày 09/01/2006, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 06/2006/QĐ-TTg thànhlập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam.

- Tháng 8/2007, Bộ Thông tinvà Truyền thông được thành lậptrên cơ sở chức năng, nhiệm vụcủa Bộ Bưu chính, Viễn thông vàtiếp nhận thêm chức năng, nhiệmvụ quản lý nhà nước về báo chí,xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thôngtin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thaovà Du lịch).

- Năm 2008, Bưu chính, Viễnthông chính thức chia tách trênphạm vi toàn quốc. Tổng Công tyBưu chính Việt Nam được thànhlập, là đơn vị thành viên hạch toánđộc lập thuộc Tập đoàn VNPT.Phóng thành công vệ tinh đầu tiêncủa Việt Nam VINASAT-1.

- Năm 2009, Hoàn thiện mạngtruyền số liệu chuyên dùng phụcvụ các cơ quan Đảng, chínhquyền toàn quốc. VNPT đi đầutrong triển khai dịch vụ 3G.

- Năm 2010, Thủ tướng Chínhphủ giao điều tra thống kê hiệntrạng phổ cập điện thoại, internetvà nghe - nhìn toàn quốc.

- Năm 2012, phóng thànhcông vệ tinh VINASAT-2.

- Năm 2013, quyền đại diệnchủ sở hữu tại Tổng Công ty

NgaøNh böu ñieäN VieäT Nam

Nhöõng naêm thaùng khoâng theå naøo queânNGuyỄN đẠI DâN(Sưu tầm và tổng hợp)

(Xem tieáp trang 21)

1. Ngay sau Cách mạngTháng Tám năm 1945, Bưu điệnHải Dương được hình thành trêncơ sở của hai bộ phận: Tổ chứcgiao thông liên lạc của Tỉnh ủy cótừ trước Cách mạng Tháng Támvà Sở dây thép Hải Dương dochính quyền cũ để lại.

2. Năm 1950 thành lập Ty Bưuđiện Hải Dương. Trưởng Ty Bưuđiện Hải Dương là đồng chí BùiCông Chất. Tháng 6/1951, TyBưu điện Hải Dương đổi thành TyBưu điện - Vô tuyến điện HảiDương. Tính đến tháng 5/1952,toàn ngành Bưu điện - Vô tuyếnđiện Hải Dương đã có 497 người.

3. Trong kháng chiến chốngthực dân Pháp, Bưu điện HảiDương đã thiết lập được cácđường dây liên tỉnh:

- Đường Hải - Bắc từ Bưuđiện Hải Dương đặt ở Bình Giangđi Lương Tài - Bắc Ninh: Gọi tắtlà trạm A19.

- Đường Hải - Quảng từ KimThành đến Quảng Yên gọi tắt là

B26.- Đường Hải - Thái từ Hải

Dương đi Thái Bình.- Đường Hải - Hưng từ Hải

Dương đi Hưng Yên.- Đường Hải - Kiến qua Tứ Kỳ,

Vĩnh Bảo. Đây là đường dựphòng khi bị đứt tuyến Kiến An -Hải Dương.

4. Vào hồi 6 giờ sáng ngày30/10/1954, cán bộ công nhânviên Bưu điện Hải Dương đã tiếpquản cơ sở Bưu điện của địch ởphố Quang Trung một cáchnhanh gọn, an toàn. Mạng lướiBưu điện được thành lập gồm 12phòng và 256 trạm; toàn tỉnh có 3tổng đài, 205 km đường dây. TyBưu điện có Bưu chính, ĐiệnChính, Phát hành báo chí, 13máy điện thoại (máy để bàn), 2máy đi đường, 3 máy treo tường,157 cán bộ nhân viên; Chi bộgồm 30 đảng viên, đồng chíNguyễn Hữu Lục là Bí thư, đồngchí Giám đốc Nguyễn VănHướng là Phó Bí thư.

5. Thực hiện Nghị quyết số63/CP của Chính phủ, Ty Bưuđiện Hải Dương được giao hiệmvụ quản lý mạng lưới thông tinliên lạc phục vụ cho sự chỉ đạocủa Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dântỉnh. Dưới Ty là Phòng và Bưucục, ở xã vẫn là Trạm Bưu điệnxã. Năm 1962, Ty Bưu điện đượcđổi thành Ty Bưu điện - Truyềnthanh Hải Dương. Đến cuối năm1965, trên địa bàn toàn tỉnh đã có28 tổng đài. Ngoài hệ thống mạngđiện thoại phục vụ cho PhòngBưu điện đặc biệt của tỉnh, Ty còntriển khai xây dựng thêm bamạng lưới phục vụ cho các Ban,Ngành và các cơ quan của tỉnh ởba trạm khu vực. Trạm 191 đặt tạiBỉnh Di (Tứ Kỳ) phục vụ cho 12cơ quan. Trạm 193 đặt tại chợHui (Gia Lộc) phục vụ cho 25 cơquan. Trạm 195 đặt tại Cao Xá(Cẩm Giàng) phục vụ cho 10 cơquan. 5 hệ thống truyền thanh với19.317 loa, 3.496 máy thu thanh.

6. Năm 1968, Ty Bưu điện HảiHưng được thành lập trên cơ sởsáp nhập Ty Bưu điện Hải Dươngvà Ty Bưu điện Hưng Yên, đồngchí Bùi Đức Liêm làm Trưởng Tykiêm Bí thư Đảng ủy.

7. Năm 1979, Tổng cục Bưuđiện xây dựng đường cáp đồngtrục Hà Nội - Hải Phòng, đi quacác huyện Cẩm Bình, NamThanh, Kim Môn và hai huyệnkhác thuộc Hưng Yên. Năm1982, khi đường cáp đồng trụcHà Nội - Hải Hưng - Hải Phòngchính thức hoạt động, mạng điệnbáo điện thoại của Bưu điện HảiHưng được tăng cường thêm. TừHải Dương qua mạng Gentex cóthể liên hệ trực tiếp với 10 tỉnh, cóhai đường Vô tuyến điện với HàNội, Quảng Ninh, 13 đường điệnthoại lên Trung ương, 6 đườngđiện thoại liên tỉnh.

17KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

DâN QuANG(Sưu tầm và tổng hợp)

F

böu ñieän haûi döông

Nhöõngmoáclòchsöû

18 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

8. Năm 1993, mạng cáp thị xãHải Dương, Chí Linh, Kim Môntiếp tục được nâng cấp. Số máythuê bao ở thị xã Hải Dương năm1993 tăng 650 máy so với năm1992. Từ tháng 4/1993 Bưu điệntỉnh mở dịch vụ 108, đáp ứng yêucầu đòi hỏi của nhân dân. Năm1994, Bưu điện tỉnh lắp đặt mới11 cặp vi ba số, đảm bảo 100%huyện thị xã có vi ba số, mạngdây trần đã được xóa bỏ về cơbản. Năm 1994 toàn tỉnh lắp đặtđược 3.400 máy, tăng gấp đôi sovới năm 1993. Thị xã Hải Dươngvà Kim Môn là 2 trong 4 địa bàncủa tỉnh phát triển máy thuê baovới tốc độ nhanh. Năm 1994, HảiHưng là tỉnh có số máy phát triểnmới đứng thứ 3 trong các tỉnhphía Bắc. Năm 1995, trên địa bàntoàn tỉnh có 82 bưu cục và 43 ki-ốt bưu điện, bình quân 33.000dân có một bưu cục và 22.000dân có một điểm bưu điện phụcvụ. Ngày 25/3/1996 là một ngàylịch sử trong tiến trình phát triểncủa Bưu điện tỉnh: 100% xãphường, 37,7% thôn trong toàntỉnh đã có máy điện thoại hòamạng quốc gia, quốc tế.

9. Từ ngày 01/7/1997, Bưuđiện Hải Dương chính thức hoạtđộng. Đồng chí Vũ Thượng Đỉnhlà Giám đốc Bưu điện HảiDương, các đồng chí NguyễnTrọng Xô, Nguyễn Trung Kiên làPhó Giám đốc.

Năm 1997, trên toàn tỉnh, mộtbưu cục phục vụ trung bình29.000 dân và 11.600 dân có mộtđiểm bưu điện. 100% xã và68,18% thôn đã có máy điện thoại.Tại thị xã Hải Dương và các huyệnlỵ dọc Quốc lộ 5 đã có báo đọc

trước giờ làm việc. Các xã trongtoàn tỉnh đã có báo đọc hàngngày. Từ năm 1998, Bưu điện HảiDương đã đầu tư cho việc ứngdụng tin học vào quản lý mạnglưới. Bưu điện Hải Dương là đơnvị sớm triển khai xây dựng điểmBưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX).Năm 1998-1999 đã xây dựng vàđưa vào sử dụng 91 điểm BĐ-VHX. Mô hình điểm BĐ-VHX đãtạo điều kiện cho người dân địaphương các vùng sâu, vùng xa,được tiếp cận và sử dụng các dịchvụ bưu chính, viễn thông.

10. Tháng 4/2000 Bưu điệntỉnh đã đưa vào hoạt động mạngvô tuyến nội hạt công nghệCDMA, thiết bị hoạt động ổn định.Đây là một hướng đi mới trong sựphát triển của kỹ thuật viễn thôngở khu vực Hải Dương.

11. Ngày 05/06/2001, HãngTruyền hình cáp Việt Nam hợptác với Đài Phát thanh và Truyềnhình Hải Dương xây dựng Trungtâm Truyền hình cáp Hải Dương.

12. Từ 01/8/2002: Thực hiệnmô hình tổ chức mới tại cơ sở:Chia tách Bưu chính - Viễn thôngở 11 huyện.

13. Thử nghiệm và đưa vàocung cấp dịch vụ Internet ADSLtrên địa bàn tỉnh.

14. Thành lập Sở Thông tin vàTruyền thông tỉnh Hải Dương làcơ quan chuyên môn thuộcUBND tỉnh thực hiện chức năngquản lý nhà nước về bưu chính,viễn thông, công nghệ thông tin,điện tử, Internet, truyền dẫn phátsóng, tần số vô tuyến điện và cơsở hạ tầng thông tin. Chi nhánhViettel đi vào hoạt động và kinhdoanh trên địa bàn tỉnh Hải

Dương.15. Năm 2005, EVN tham gia

thị trường viễn thông tỉnh và cungcấp loại hình dịch vụ cố địnhkhông dây.

16. Năm 2008, Sở Thông tinvà Truyền thông được thành lậptrên cơ sở chức năng, nhiệm vụcủa Sở Bưu chính, Viễn thông vàtiếp nhận thêm chức năng, nhiệmvụ quản lý nhà nước về báo chí,xuất bản từ Sở Văn hóa - Thôngtin. Cuối năm 2007 - đầu 2008chia tách VNPT Hải Dương vàBưu điện tỉnh. Tháng 8/2008,thành lập Chi nhánh FPT HảiDương.

17. Năm 2009, Gtel kinhdoanh cung cấp dịch vụ trên địabàn tỉnh; Các doanh nghiệp viễnthông thử nghiệm và cung cấptruy cập Internet cáp quang(FTTH).

18. Năm 2010, các doanhnghiệp viễn thông thử nghiệmcung cấp dịch vụ 3G; Công tyTruyền hình cáp SaigontouristChi nhánh Hải Dương cung cấpdịch vụ truyền hình trả tiền cáptrên địa bàn tỉnh.

19. Triển khai dịch vụ mớiTruyền hình An Viên (AVG) trênđịa bàn tỉnh.

20. Năm 2012, sáp nhập Viễnthông điện lực vào Viettel.

21. Từ 01/6/2013: Đưa dịchvụ mới Chi trả lương hưu tại địabàn Bưu điện tỉnh Hải Dương;Triển khai dịch vụ thu hộ Công tyTrách nhiệm hữu hạn Một thànhviên Điện lực Hải Dương.

22. Công ty Truyền hình cápSaigontourist Chi nhánh HảiDương cung cấp dịch vụ Internettrên truyền hình cáp q

F

19KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

DANH SAùCH lAÕNH ÑAïO CHUÛ CHOÁT CUÛA BÖU ÑIEÄN TÆNH qUA CAùC THÔØI KYØ(töø naêm 1947 ñeán nay)

20 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

PHÁT triển điểm Bưu điện- Văn hoá xã (BĐ-VHX) làmột chủ trương lớn của

Đảng và Nhà nước ta, với mụcđích đưa khoa học kỹ thuật, côngnghệ thông tin đến với người dânvùng nông thôn, vùng sâu vùngxa, miền núi biên giới và hải đảo,với quan điểm “Văn hóa vừa làmục tiêu vừa là động lực củaphát triển”.

Vị trí xây dựng điểm BĐ-VHXđược ưu tiên các xã chưa có đủđiều kiện thành lập Bưu cục 3,hoạt động theo phương thức đạilý nhằm đưa các dịch vụ bưuchính, viễn thông tiếp cận với vớingười nông dân, kích thích nhucầu sử dụng thông tin của ngườidân để phát triển kinh tế hànghoá ở nông thôn, đón bắt cơ hộimở rộng thị trường nông thônrộng lớn giàu tiềm năng, đồngthời phục vụ thông tin liên lạc chocác cấp uỷ Đảng, chính quyền vànhân dân địa phương.

Hải Dương hiện có 185 điểmBĐ-VHX, các điểm này hầu hếtđều được xây dựng theo mẫuthiết kế chung, đất do chínhquyền địa phương cấp, đượctrang bị cơ sở hạ tầng cho hoạtđộng tương đối đầy đủ, đượccung cấp các dịch vụ đủ để phụcvụ nhu cầu tối thiểu về thông tinliên lạc của người dân.

Thực tế hiện nay, sau 15 năm

hoạt động, các điểm BĐ-VHXcũng bộc lộ những hạn chế, bấtcập như: cơ sở hạ tầng của cácđiểm BÐ-VHX ngày một xuốngcấp, thiết bị lạc hậu và hư hỏngnhiều; hệ thống tủ sách tại điểmBÐ-VHX hoạt động còn kém hiệuquả hoặc mang tính hình thức, sốđầu sách không nhiều, chưa đadạng về số lượng, nhiều sách đãcũ nát; các dịch vụ Bưu điệnchưa phát triển như mong đợi,doanh thu các dịch vụ tại cácđiểm BĐ-VHX thấp, chủ yếu làdoanh thu các dịch vụ đại lý nhưbán thẻ, thu nợ cước Viễn thông,

bảo hiểm ô tô, xe máy, bảo hiểmnhân thọ, gần đây là bảo hiểm ytế tự nguyện, trả lương hưu... cónhiều điểm không có doanh thucác dịch vụ bưu chính.

Tuy nhiên, cũng cần phảikhẳng định rằng, sau 15 nămhoạt động, mô hình điểm BĐ-VHX đã thực sự mang lại nhiềukết quả to lớn. Thành công lớnnhất của hệ thống điểm BĐ-VHXlà đã góp phần giúp cho ngànhThông tin và Truyền thông thựchiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cậpcác dịch vụ bưu chính, viễn thôngcho người dân. Điểm BĐ-VHX đã

Gaén hoaït ñoäng cuûa ñieåm Böu ñieän - Vaên hoùa xaõvôùi thieát cheá vaên hoùa ôû noâng thoân vaø taêng cöôøng

ñöa thoâng tin veà cô sôûLÊ THÁI SƠN

Trưởng phòng Bưu chính, Sở TTTT

Giám đốc Sở TTTT Nguyễn Quang Hảo và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lương Văn Cầu ký kết Chương trình phối hợp công tác trong việctăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm BĐ-VHX tỉnh

Hải Dương giai đoạn 2013-2020.

trở thành hệ thống điểm phục vụquan trọng trong việc thực hiệnchiến lược phát triển Thông tin vàTruyền thông. Đặc biệt, khi chúngta thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia đưa thông tin về cơsở, xây dựng nông thôn mới, hệthống điểm BĐ-VHX sẽ đóng vaitrò làm “điểm tựa” để có thể thựchiện thành công các chương trìnhmục tiêu quốc gia này.

Hiện nay, có 2 vấn đề cơ bảncủa điểm BĐ-VHX cần phải đượcxem xét, thay đổi cho phù hợp vớiđiều kiện mới, đó là:

Thứ nhất: Cần phải xem xét,cơ cấu lại các điểm BĐ-VHX nhưthế nào cho phù hợp. Thực tế hiệnnay, nhiều điểm BĐ-VHX đượcxây dựng ở những vùng điều kiệnkinh tế - xã hội đã phát triển, đờisống người dân đã được nâng caoso với trước, do đó việc triển khaicung cấp dịch vụ bưu chính, viễnthông cơ bản ở những vùng nàycó còn cần thiết nữa hay khôngcũng là một vấn đề mà chúng taphải tính toán và xem xét.

Thứ hai: Cần thiết phải có sựthay đổi và tính toán lại phươngthức, cách thức cung cấp thôngtin cho người dân tại các điểmBĐ-VHX. Cụ thể, ở đây muốn đềcập đến việc triển khai cung cấpdịch vụ Internet băng rộng tại cácđiểm BĐ-VHX nhằm đáp ứng nhu

cầu của người dân, phù hợp vớixu thế phát triển của viễn thông -công nghệ thông tin thời gian tới.

Ngoài 2 vấn đề nêu trên, cònmột số vấn đề khác nữa cũng cầnphải được quan tâm đến như: vấnđề phối kết hợp giữa các Bộ ngànhtrung ương, các địa phương vàdoanh nghiệp; sự nỗ lực củaVietnamPost - Doanh nghiệp đượcgiao quản lý, vận hành hệ thốngđiểm BĐ-VHX; hay vấn đề phảilàm sao để đổi mới được các cơchế, chính sách liên quan đến vấnđề đãi ngộ đối người lao động làmviệc tại điểm BĐ-VHX…

Để điểm BĐ-VHX là một trongnhững nơi cung cấp các dịch vụbưu chính, viễn thông cơ bản chongười dân, là nơi người dân đếntìm hiểu thông tin qua sách, báotại đây, rất cần phải gắn điểm BĐ-VHX với các thiết chế văn hóa ởnông thôn cũng như trong việctăng cường đưa thông tin về cơsở, trong thời gian tới những nộidung cần phải xây dựng và hoànthiện, đó là:

Tiếp tục duy trì cung cấp cácdịch vụ bưu chính công ích, tổchức phục vụ đọc sách báo miễnphí tại các điểm BĐ-VHX, triểnkhai kinh doanh các dịch vụ mới,sử dụng điểm BĐ-VHX để cungcấp các dịch vụ hành chính công.

Tiếp tục lồng ghép công việc

tại điểm BĐ-VHX với công tácphát xã để tăng thu nhập cho laođộng xã.

Đào tạo nhân viên điểm BĐ-VHX các nội dung quan trọng vàcần thiết từ thực tế sản xuất, kinhdoanh tại các đơn vị và thựctrạng hoạt động kinh doanh tạiđiểm BĐ-VHX để đảm bảo triểnkhai các yêu cầu của Bưu điệntỉnh cũng như yêu cầu của cơ sở.

Cần thực hiện chi trả thù laovà các cơ chế chính sách kháccho nhân viên trên tình thầnkhuyến khích nâng cao năng suất,sản lượng và chất lượng phục vụ.

Thực hiện quy định giờ mởcửa phục vụ tối thiểu 4h/ngày theoquy định (QCVN 1:2008/BTTTT),niêm yết công khai thời gian mởcửa tại điểm BĐ-VHX để ngườidân biết và giao dịch.

Kết hợp với chính quyền địaphương các cấp và các doanhnghiệp triển khai các dịch vụ cácchương trình, dự án của nhànước về nông thôn.

Đưa các dịch vụ Internet vàcác dịch vụ viễn thông khác vàocác điểm BĐ-VHX; tổ chức tậphuấn nghiệp vụ về bưu chính,viễn thông, internet, nghiệp vụthư viện… cho người làm tại cácđiểm BĐ-VHX để họ có khả nănghướng dẫn người sử dụng thôngtin có hiệu quả hơn q

21KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

Bưu chính Việt Nam chuyển vềBộ Thông tin và Truyền thông vàđổi tên là Tổng Công ty Bưu điệnViệt Nam.

- Năm 2014, thực hiện tái cơcấu VNPT, tách Mobifone thànhTổng Công ty, Học viện Bưu

chính, Viễnthông vàCục Bưuđiện Trung

ương được chuyển về trực thuộcBộ Thông tin và Truyền thông.

- Năm 2015, thành lập Côngđoàn Thông tin và Truyền thôngViệt Nam trên cơ sở Công đoànBộ Thông tin và Truyền thôngsáp nhập Công đoàn Bưu điện

Việt Nam. VNPT thành lập 3Tổng Công ty trực thuộc làVNPT-Net, VNPT-Vinaphone vàVNPT-Media; bàn giao Bệnh việnBưu điện về Bộ Y tế; TrườngTrung học Bưu chính, Viễn thôngvà Công nghệ thông tin miền núivề tỉnh Thái Nguyên; TrườngTrung học Bưu chính, Viễn thôngvà Công nghệ thông tin về tỉnhHà Nam q

NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM...(Tieáp theo trang 16)

22 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

NGàY 06/5/1840, Bưu điệnnước Anh phát hành contem Bưu chính đầu tiên

trên thế giới, in hình Nữ hoàngAnh Victoria. Ngành Bưu điệnphải biết ơn phát minh này củaông Rowland Hill cách đây ngóthai thế kỷ. Năm 1843, Bra-xin;năm 1847, Mỹ; năm 1849, Pháp,Bỉ… học tập và làm theo. Sangthế kỷ XX, việc dùng tem trên thưtín thành thông lệ của toàn cầu.

Ở Việt Nam, sau khi chiếmđược Nam Kỳ, thực dân Pháp đãthiết lập tổ chức Bưu chính. Năm1863, con tem đầu tiên của Phápmang hình con Đại bàng (AigleImperian) được lưu hành tại NamKỳ. Đây là con tem dùng chungcho các nước thuộc địa củaPháp. Phải đến năm 1886, Phápmới phát hành con tem đầu tiêndùng riêng cho Nam Kỳ; đến năm1888, thì dùng chung cho cảTrung và Bắc Kỳ, nhưng có chữ Avà T cùng với mệnh giá in đè đểchỉ rõ nó được dùng riêng chocác kỳ của Việt Nam. Năm 1889,Pháp phát hành tem dùng chungcho cả Đông Dương (Indochine).Từ năm 1941 đến tháng 8/1945,các mẫu tem do người Việt vẽ vàin ở Việt Nam. Sau Cách mạngtháng Tám năm 1945, do chưa cóđiều kiện in tem mới, nhà nước tacho đóng đè các chữ Việt Namdân chủ cộng hòa, Độc lập, Tựdo, Hạnh phúc, Bưu chính, Quốc

phòng, Cứu đói, Dân sinh lên temĐông Dương của Pháp để lưuhành.

Ngày 02/9/1946, nhân kỷniệm năm đầu Quốc khánh, nhànước ta cho phát hành bộ temđầu tiên mang chân dung Chủtịch Hồ Chí Minh, gồm 5 mẫu.Bưu chính Việt Nam sau 70 nămtồn tại và phát triển đến nay đã cótrên 3.000 mẫu tem. Tem Bưuchính Việt Nam theo sát nhữngvấn đề trọng yếu và thời sự củađất nước, vừa mang nội dung lịchsử, khoa học, văn hóa, xã hội vừatuyên truyền rất kịp thời. Hình ảnhđược thể hiện trên tem Bưu chínhnói chung của các nước là mộtvinh dự và được tuyển chọn rấtkỹ, tiêu chí cụ thể tùy thuộc vàoquy định của từng nước. Ở nướcMỹ, Tổng thống chỉ được lên temBưu chính có một lần, nhưngphải là sau khi đã qua đời, thếnhưng, Gốm Chu Đậu Hải Dươngđã được in trên tem Bưu chínhHoa Kỳ 3 lần, tất nhiên là với 3mẫu khác nhau.

Hình ảnh Hải Dương đầu tiênđược in trên tem là Nữ Anh hùngliệt sĩ Mạc Thị Bưởi, gồm 4 mẫu,thuộc bộ thứ 19, phát hành ngày03/11/1956. Đây là hình ảnhngười phụ nữ Việt Nam đầu tiênđược in trên tem Bưu chính củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Sau khi con tem đầu tiên rađời không lâu đã có người sưu

tập, coi con tem như một tácphẩm mỹ thuật, thể hiện muônmầu của cuộc sống. Sau một thếkỷ, tem bưu chính như bộ Đạibách khoa toàn thư bằng tranh,thể hiện những sự kiện lịch sử,khoa học và thiên nhiên điển hìnhnhất trên thế giới cũng như mỗiquốc gia.

Tại Việt Nam, từ trước Cáchmạng đã có nhiều người sưu tậptem bưu chính, nhưng phải saungày miền Bắc giải phóng phongtrào sưu tập tem mới từng bướcđược quan tâm và phát triển.

Ở Hải Dương, đã xuất hiệnnhững người sưu tập tem khásớm từ trước cách mạng, trongnhững bộ tem sưu tập được phầnlớn là tem nước ngoài vì tem ViệtNam khi đó còn rất hiếm. Đếnthập niên 80 của thế kỷ trước đãđủ điều kiện thành lập một hộisưu tập tem bưu chính trên phạmvi một tỉnh. Được sự nhất trí củaUBND tỉnh, ngày 16/12/1988, Đạihội lần thứ nhất thành lập Hội sưutập Tem Bưu chính Hải Hưng, gọitắt là Hội Tem được tiến hànhgồm các nhà sưu tập lão thành vàmột số cán bộ ngành Bưu điện vàVăn hóa... Đây là một trong baHội tem địa phương được thànhlập sớm nhất ở Việt Nam. Chúngta biết rằng, vào những năm 80của thế kỷ trước, điều kiện tàichính còn vô cùng khó khăn,đồng tiền mất giá từng ngày, tuy

HOÄI SÖU TAÄP TEM BÖU CHÍNH HAÛI DÖÔNG

QUAÙ TRÌNH XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅNTĂNG BÁ HOÀNH

Phó Chủ tịch Hội tem Hải Dương

thế Hội Tem Hải Hưng đã quyếttâm ra số Tạp chí đầu tiên vàođầu tháng 2/1989, có tên làNgười sưu tập tem Hải Hưng, vìkhi đó còn là tỉnh hợp nhất, kịpchào mừng ngày thành lập Đảnglần thứ 59 (03/02/1989). Đây làTạp chí chuyên đề về tem Bưuchính đầu tiên của cả nước,

trước Tạp chí của Trung ươngHội 4 năm. Do điều kiện kinh phí,Tạp chí Người sưu tập tem HảiHưng mỗi năm chỉ ra một số, 32trang, khổ 19x27cm. Tuy vậy, cácbài viết đều có chất lượng cao,biên tập thận trọng, nội dungphong phú, in trang trọng trêngiấy tốt.

Cùng với việc ra Tạp chí làcủng cố tổ chức và phát triển hộiviên. Trong các thành viên củaHội, có người tích lũy được hàngvạn con tem trong và ngoài nước,có khả năng trưng bày riêng mộttriển lãm với 50 khung tiêu chuẩnquốc tế. Đây là điều không dễ, vì

muốn có một tem, dù đã qua sửdụng cũng không phải ít tiền, nhấtlà những bộ tem quý.

Về phương diện tổ chức, nhiềuCâu lạc bộ ra đời ở các huyện, thịxã, thành phố, trường học, thu húthàng trăm giáo viên và học sinhtham gia. Câu lạc bộ Sưu tập temNam Sách ra đời ngay sau khi

thành lập Hội, hoạt động có hiệuquả cho đến nay. Nếu nhận thứcđược việc sưu tập và giải mã cáccon tem là một kênh học tập bổích thì phong trào sưu tập temchắc chắn sẽ phát triển ở mộtmiền quê hiếu học.

Trưng bày tem là một hoạtđộng căn bản của giới sưu tậptem. Hội Sưu tập tem Bưu chínhcủa Hải Hưng trước đây, cũngnhư Hải Dương hiện nay đã tổchức nhiều cuộc trưng bày lớn.Nhân kỷ niệm 50 năm, Hội Sưutập tem Hải Dương phối hợpcùng Bảo tàng tỉnh đã tổ chứcmột cuộc trưng bày lớn về TemBưu chính và tiền Việt Nam kéo

dài một tháng tại Bảo tàng HảiDương vào tháng 8/1996.

Hội Sưu tập tem Bưu chínhHải Dương còn tham gia nhiềucuộc trưng bày tem lớn trongnước và nước ngoài từ 10 đếntrên 100 khung và từng đượcnhiều giải lớn. Câu lạc bộ TemNam Sách năm nào cũng tổ chứctrưng bày, được Trung ương Hộivà Bưu điện tỉnh quan tâm tài trợkinh phí và phương tiện. Gần đây,nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạngtháng Tám và Quốc khánh 2/9,Câu lạc bộ Tem Nam Sách tổchức trưng bày tại Trường THCSthị trấn Nam Sách tới 50 khung,có nội dung phong phú, trưng bàyđẹp, trong đó có bộ tem từngtham dự trưng bày tại triển lãmtem quốc tế tại Trung Quốc. Tácgiả của các bộ tem từ 1-5 khunglà học sinh THCS đến giáo viên,doanh nhân, cán bộ hưu trí ngoài80 tuổi. Có được kết quả đó là cảmột quá trình dài ngót 30 nămvừa tổ chức, vừa xây dựng. Vìvậy được Trung ương Hội khenngợi, Tỉnh Hội cấp giấy chứngnhận và trao giải thưởng.

Trong 27 năm tồn tại và hoạtđộng, thành tựu của Hội Sưu tậpTem Bưu chính Hải Dương khôngthể phai mờ trong lịch sử sưu tậptem Hải Dương cũng như củaViệt Nam. Hội Sưu tập tem HảiDương do ngành Bưu điện bảotrợ chính, gần đây, ngành cónhiều khó khăn do chia tách vớiViễn thông, ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động của Hội. Hyvọng trong thời gian tới, Hội cóđiều kiện hoạt động tốt hơn, xứngđáng với truyền thống của ngànhBưu chính và lịch sử của mộtmiền quê văn hiến q

23KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

Đại diện lãnh đạo Hội tem Việt Nam trao Kỷ niệm chương cho các hội viên cónhững đóng góp tích cực cho Hội tem tỉnh Hải Dương.

24 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

ụC tiêu của điểm Bưu điện - Văn hóa xã(BĐ-VHX) là đưa các dịch vụ bưu chính,viễn thông tiếp cận với người nông dân,

đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dântộc thiểu số. Bên cạnh đó, điểm BĐ-VHX còn là nơiphục vụ nhân dân đến đọc miễn phí nhiều loại sách,báo nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiệntiếp cận thông tin, tri thức, nắm bắt chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí vàđời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BĐVN ngày08/3/2014 của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về“Chiến dịch đổi mới hoạt động điểm BĐ-VHX”, Bưuđiện tỉnh Hải Dương đã tích cực tham gia hưởngứng Chiến dịch bằng nhiều hình thức và hoạt độngthiết thực như: phổ biến tới toàn thể cán bộ, côngnhân viên trong ngành, sửa sang lại toàn bộ cácđiểm BĐ-VHX, xây dựng hình ảnh mới về điểm BĐ-VHX… với mục tiêu cụ thể: Doanh thu tính lươngđạt 103% - 105%; Doanh thu phát sinh phấn đấu đạt100%; Chênh lệch thu chi phấn đấu đạt (dương) 7,1tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; Thu nhập của cán bộcông nhân viên tăng từ 7% - 10%.

Để thực hiện mục tiêu trên, lãnh đạo Bưu điệntỉnh Hải Dương đã đưa ra một số giải pháp, đó là:Xây dựng kế hoạch để từng bước khang trang cơsở vật chất các điểm BĐ-VHX đảm bảo đủ điều kiệncung cấp các dịch vụ hành chính công và kinhdoanh các dịch vụ khác. Bằng nguồn vốn của TổngCông ty, sẽ tận dụng nguồn kinh phí của đơn vị đểkhắc phục các hạng mục đã xuống cấp, đảm bảođiểm BĐ-VHX luôn khang trang, sạch sẽ, hạn chếthấp nhất tình trạng điểm bị bỏ hoang, không ngườiphục vụ; Tiếp tục lồng ghép công việc tại điểm BĐ-VHX với công tác phát xã để tăng thu nhập cho laođộng xã, phấn đấu đạt 100% số xã được lồng ghéptrong năm 2015; Đào tạo cho nhân viên điểm BĐ-VHX về các nội dung quan trọng, cần thiết từ thựctế sản xuất kinh doanh tại các đơn vị và thực trạnghoạt động kinh doanh tại điểm BĐ-VHX, để đảm bảo

triển khai các yêu cầu của Tổng Công ty và đơn vị;Trên cơ sở sản lượng, doanh thu và chất lượngphục vụ tại các điểm BĐ-VHX, thực hiện chi trả thùlao và các cơ chế chính sách khác cho nhân viêntrên tình thần khuyến khích nâng cao năng suất, sảnlượng và chất lượng phục vụ; Thực hiện quy địnhgiờ mở cửa phục vụ tối thiểu 4h/ngày theo quy định(QCVN 1:2008/BTTTT), niêm yết công khai thờigian mở cửa tại điểm BĐ-VHX để người dân biết vàgiao dịch; Phát động và triển khai đến toàn thể cánbộ công nhân viên trong ngành và nhân viên chiếndịch đổi mới hoạt động điểm BĐ-VHX trong đó tậptrung vào việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ, thamgia chỉnh trang lại điểm BĐ-VHX đảm bảo vệ sinhsạch sẽ, sắp xếp bố trí mặt bằng hợp lý, loại bỏ cáccông cụ đã hỏng, hướng dẫn nhân viên điểm BĐ-VHX cách thức tiếp thị, quảng bá dịch vụ tới ngườidân nông thôn, nâng cao chất lượng phục vụ. Khenthưởng kịp thời đối với nhân viên điểm BĐ-VHX kinhdoanh tốt, duy trì mức tăng trưởng, có tinh thầntrách nhiệm và tâm huyết với ngành

Chiến dịch đổi mới tại điểm BĐ-VHX bước đầuđã có sự khởi sắc, đặc biệt là về doanh thu. Theo sốliệu báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm 2015 củaBưu điện tỉnh: Số điểm có doanh thu dưới 850.000đồng/tháng là 1 điểm, giảm 9% so với cùng kỳ năm2014; Số điểm có doanh thu từ 850.000 - 1.500.000đồng/tháng là 8 điểm, giảm 5,3 % so với cùng kỳnăm 2014; Số điểm có doanh thu từ 1.500.000 -2.500.000 đồng/tháng là 37 điểm, giảm 2,5% so vớicùng kỳ năm 2014; Số điểm có doanh thu từ2.500.000 - 5.000.000 đồng/tháng là 152 điểm, tăng0,88% so với cùng kỳ năm 2014; Số điểm có doanhthu từ 5.000.000 - 10.0000.000 đồng/tháng là 149điểm, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2014; Số điểmcó doanh thu từ 10.000.000 đồng/tháng trở lên là 23điểm, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngoài ra, Chương trình phối hợp liên ngànhgiữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Thông tinvà Truyền thông bước đầu đã phát huy hiệu quả.

KEÁT qUAÛ BÖÔùC ÑAÀU THÖïC HIEÄN CHIEÁN DÒCH ÑOÅI MÔùI ÑIEÅM BÖU ÑIEÄN - VAÊN HOùA XAÕ TAïI HAÛI DÖÔNG

LÊ THỊ NGAPhó Trưởng phòng Bưu chính, Sở TTTT

M

F

NTERNET ra đời là một dấumốc quan trọng, một cuộccách mạng vĩ đại. Internet

đã mang lại cho chúng ta một khokiến thức khổng lồ mà không mộtthư viện, một bộ bách khoa toànthư hay một hệ thống thư viện nàokhác có thể so sánh được. Hiệnnay, Internet đã có mặt ở 100%các Viện nghiên cứu, các trườngĐại học và Cao đẳng, các Tậpđoàn và Tổng Công ty nhà nước…Và Internet cũng đã trở thành mộtphần không thể thiếu được củacác cơ quan, tổ chức. Internet đãtrở nên quen thuộc tại các thànhphố lớn, thị trấn, thị xã. Thậm chítại một số vùng quê, nhiều giađình nông dân đã biết sử dụngInternet để lấy thông tin về khoahọc nông nghiệp, giá cả nôngsản… phục vụ cho công việc củamình. Số người có nhu cầu sử

dụng Internet ngày càng tăng,mạng Internet đã được mở rộngtới tận cấp huyện, cấp xã, các nhàcung cấp dịch vụ ngày càng đầutư thêm nhiều công nghệ, thiết bịhiện đại và tiên tiến. Đó là nhữngnhân tố góp phần thúc đẩyInternet Việt Nam phát triển thựcsự sánh vai với các nước tiên tiếntrên thế giới.

Ở tỉnh ta, Internet được đưavào sử dụng từ năm 1997 bằngphương pháp truy cập quay sốDial up, tuy nhiên Internet thực sựphát triển mạnh từ năm 2003 khicông nghệ truyền dẫn băng thôngrộng được đưa vào. Năm 2005, từduy nhất một nhà cung cấp làVNPT theo phương thức truyềndẫn hữu tuyến trên nền tảng quamạng cố định với gần 2000 thuêbao Internet, đạt mật độ 0,1 thuêbao/100 dân. Đến năm 2015, trên

địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệpcung cấp Internet như Viettel,VNPT, FPT, SaigonTourist… bằngnhiều phương thức kết nối khácnhau như qua mạng cố định hữutuyến, qua mạng di động 3G, kếtnối qua mạng truyền hình cáp(CATV) với khoảng hơn 500.000thuê bao Internet, đạt mật độ 28,5thuê bao/100 dân. Như vậy, chỉsau 10 năm, số lượng thuê baoInternet ở tỉnh ta đã tăng lên 250lần. Internet phát triển không chỉvề số lượng mà phát triển cả quymô mạng lưới, tốc độ phát triểndịch vụ tới những ứng dụng vềcông nghệ của các doanh nghiệpcung cấp dịch vụ Internet ở tỉnh tacũng đã được cập nhật thườngxuyên, không hề chậm muộn. Giácước dịch vụ Internet tại cũng đãcó bước đột phá đáng kể. Ngay từnăm 2004, giá cước Internet truynhập gián tiếp vào khoảng 40đồng/phút cộng với cước thoại 40đồng/phút, ngày nay giá cướcADSL, truy cập qua mạng 3G vôcùng rẻ.

Dịch vụ Internet phát triểnmạnh mang lại lợi ích vô cùng tolớn, nhiều dịch vụ được ứng dụngtrên Internet như giao dịch điệntử; đào tạo từ xa; Chính phủ điệntử; thư điện tử; các hình thức giảitrí qua internet cũng không ngừngphát triển đa dạng cả về số lượngvà nội dung đã mang lại nhiều lợiích về kinh tế, nâng cao chấtlượng cuộc sống, đồng thời gópphần to lớn vào việc tuyên truyềnchủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước.

Nhưng song song với nhữngtiện ích mà Internet mang lại, thực

25KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

Quaù trình phaùt trieån internet taïi tænh haûi döôngTRẦN THỊ HưƠNG

Sách, báo tại các điểm BĐ-VHX được trang bị thêm, chất lượng phùhợp với nhu cầu, trình độ của nhân dân, góp phần tuyên truyềnđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng caodân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân. Trong 6tháng đầu năm 2015, có 19 điểm BĐ-VHX như Ninh Giang (6 điểm),Nam Sách (3 điểm), Thanh Hà (2 điểm), Kinh Môn (2 điểm), Tứ Kỳ(6 điểm) với khoảng 22.800 lượt sách, báo được luân chuyển. Thưviện tỉnh đã tổ chức 1 lớp tập huấn nhằm trang bị những kiến thứccơ bản về nghiệp vụ thư viện, quản lý sách và phục vụ bạn đọc…cho 24 cán bộ thuộc các điểm BĐ-VHX nằm trong Chương trình xâydựng nông thôn mới.

Chiến dịch đổi mới hoạt động điểm BĐ-VHX là nhiệm vụ trọngtâm, xuyên suốt quá trình hoạt động, vừa phục vụ nhu cầu sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp, vừa thực hiện nhiệm vụ công ích vàlà nơi thực hiện các chương trình đưa thông tin về cơ sở, góp phầnxây dựng nông thôn mới. Do vậy cần phải tiếp tục thực hiện rà soátxây dựng kế hoạch, từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới vềcon người trong hoạt động để đảm bảo điều kiện cung cấp dịch vụhành chính công và triển khai các dịch vụ khác q

I

F

F

26 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

tế cũng đang đặt ra câu hỏi: “LiệuInternet có thật sự là một “ngườibạn” khi mà ngày càng xuất hiệnnhiều những ảnh hưởng tiêu cực,những mặt trái, triệu chứng nguyhiểm cả về sức khỏe thể chất lẫnsức khỏe tinh thần ở những ngườithường xuyên sử dụng Internet.Tình trạng truy cập vào các trangweb xấu, đồi trụy của một bộ phậnkhông nhỏ người sử dụng gâyảnh hưởng đến hành vi, nhâncách và ảnh hưởng đến thuầnphong mỹ tục, nhất là đối với lứatuổi thanh thiếu niên đang độ tuổiphát triển về thể chất, tinh thần.Nghiện Game online dẫn đến việchọc sinh trốn học, nói dối bố mẹ,trộm cắp để lấy tiền chơi Game,nghiệm Game dẫn đến sống ảo,hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, rốiloại hành vi, gây phạm pháp, nguyhiểm cho xã hội. Các trang Webcó nội dung phản động, tuyêntruyền chống phá Cách mạng,xuyên tạc sự thật, đi ngược lạichủ trương của Đảng, Nhà nước,gây tâm lý hoang mang, mất niềmtin vào Đảng và Nhà nước trongngười dân. Lợi dụng Internet đểtrộm cắp mật khẩu, tài sản cánhân, mạo danh, xâm nhập bấthợp pháp các kho cơ sở dữ liệu...

Để hạn chế những ảnh hưởngtiêu cực của Internet trên địa bàntỉnh, Sở Thông tin và Truyền thôngvới chức năng là cơ quan quản lýnhà nước về thông tin điện tử vàInternet trên địa bàn tỉnh đãthường xuyên phối hợp với các cơquan thông tin, báo chí và các cơquan chức năng liên quan, đặcbiệt là Báo Hải Dương, Đài Phátthanh và Truyền hình tỉnh… tuyêntruyền những mặt lợi, mặt hại củaInternet bằng nhiều hình thứckhác nhau như tăng cường đăng,phát tin, bài, tổ chức tọa đàm, hộithảo, nói chuyện chuyên đề…nhằm nâng cao ý thức cho những

người sử dụng thông tin trênInternet, đặc biệt là thế hệ trẻ;đồng thời phối hợp tổ chức cácđợt thanh, kiểm tra việc thực hiệncác quy định của pháp luật tới cácđiểm truy nhập Internet công cộngvà các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ Internet.

Căn cứ tình hình thực tế pháttriển Internet trên địa bàn tỉnh vàcác văn bản chỉ đạo của Trungương, Sở Thông tin và Truyềnthông đã tham mưu cho UBNDtỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBngày 05/01/2005 về tăng cườngquản lý dịch vụ Internet trên địabàn tỉnh, Chỉ thị số 22/CT-UBNDngày 15/10/2009 về tăng cườngquản lý, sử dụng dịch vụ Internetvà thông tin điện tử trên Internet,Quyết định số 12/2011/QĐ-UBNDngày 22/4/2011 Quy định vê quảnlý, cung câp, sử dụng dịch vụInternet và dịch vụ trò chơi trưctuyên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Cùng với đó, hàng năm SởThông tin Truyền thông đều tổchức các đợt tập huấn, hướng dẫncác văn bản của nhà nước vềquản lý Internet, hướng dẫn kỹthuật và cài đặt phần mềm ngănchặn website có nội dung khônglành mạnh tới các chủ điểm cungcấp dịch vụ trò chơi điện tử côngcộng, chủ điểm truy nhập Internetcông cộng. Đồng thời phối hợp liênngành tổ chức các đợt thanh, kiểmtra; hướng dẫn Phòng Văn hóa vàThông tin cấp huyện tăng cườngthanh tra, kiểm tra việc cung cấpvà sử dụng dịch vụ Internet tại cácđiểm truy nhập Internet công cộngvà điểm cung cấp dịch vụ trò chơiđiện tử công cộng.

Để bổ sung quy định quản lýtheo sự phát triển của Internet,Game online và thông tin điện tử,đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra,trong thời gian tới Sở Thông tin vàTruyền thông sẽ tham mưu cho

UBND tỉnh ban hành “Quyết địnhvề việc cụ thể hóa một số nộidung thuộc thẩm quyền về quảnlý điểm truy nhập Internet côngcộng và điểm cung cấp dịch vụtrò chơi điện tử công cộng trên địabàn tỉnh Hải Dương theo Thôngtư số 23/TT-BTTTT ngày24/12/2013 của Bộ Thông tin vàTruyền thông” thay thế Quyết địnhsố 12/2011/QĐ-UBND ngày22/4/2011 của UBND tỉnh; “Chỉ thịvề việc tăng cường quản lý hoạtđộng điểm truy nhập Internet côngcộng và điểm cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử công cộng”. Ngay khiQuyết định mới thay thế Quyếtđịnh số 12/20011/QĐ-UBND tỉnhđược ban hành, Sở Thông tin vàTruyền thông sẽ tiến hành cấpđồng loạt Giấy chứng nhận đủđiều kiện hoạt động điểm cungcấp dịch vụ trò chơi điện tử chocác điểm cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử công cộng, đáp ứngđầy đủ các yêu cầu về điều kiệntrên phạm vi toàn tỉnh.

Để Internet thật sự là ngườibạn thân thiết, công cụ hữu íchcho mỗi người, thiết nghĩ đó làtrách nhiệm không chỉ riêng ai,riêng cơ quan chức năng nào màcần sự chung tay của toàn thểcác cấp, các ngành và toàn xãhội. Mỗi cá nhân chúng ta cầnnhận thức rõ lợi ích và tác hại củaInetrent và cùng tuyên truyền đếnmọi người xung quanh. Các cơquan chức năng cần đẩy mạnhtuyên truyền các văn bản phápquy về Internet dưới nhiều hìnhthức; Tăng cường kiểm tra, đônđốc, nhắc nhở các tổ chức, cánhân cung cấp và sử dụng dịchvụ Internet thực hiện tốt chứctrách, nhiệm vụ của mình; đồngthời xử phạt nghiêm minh nhữnghành vi cố ý làm trái với quy địnhpháp luật q

F

IệC triển khai cơ chế một cửa, cơ chế mộtcửa liên thông tạo ra bước đột phá trongcông tác cải cách thủ tục hành chính và

tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân khiđến giao dịch được phục vụ tốt nhất, không gâyphiền hà, nhũng nhiễu; tạo ra bước chuyển biến cănbản về cải cách thủ tục hành chính trong giải quyếtcông việc của tổ chức và công dân, góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhànước, hạn chế thiếu sót, tiêu cực. Từ đó đưa ranhững biện pháp để tiếp tục phát huy và nâng caohơn nữa hiệu quả công tác cải cách thủ tục hànhchính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nângcao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và nănglực của cán bộ công chức trong việc giải quyết cácthủ tục hành chính; đơn giản hóa các thủ tục hànhchính trong việc giải quyết công việc của công dânvà tổ chức; giảm bớt phiền hà ách tắc bằng biệnpháp công khai các quy trình, thủ tục, thời gian giảiquyết, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân, tổchức khi có nhu cầu giải quyết công việc hành chính.

Để công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơchế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được triểnkhai sâu rộng, lãnh đạo Sở đã chỉ đạo tổ chức triểnkhai, quán triệt nội dung Kế hoạch số 1389/KH-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh đến toàn thểđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nâng caonhận thức và trách nhiệm. Giám đốc Sở đã banhành Kế hoạch chi tiết số 464/KH-STTTT triển khaivà phân công nhiệm vụ thực hiện cơ chế một cửa,cơ chế một cửa liên thông tại Sở Thông tin vàTruyền thông đến từng cán bộ công chức để triểnkhai hiệu quả nhất Kế hoạch của UBND tỉnh. Đẩymạnh công tác tuyên truyền, ứng dụng công nghệthông tin trong cải cách thủ tục hành chính. Sửachữa, sắp xếp lại phòng làm việc cho Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả. Tiến hành rà soát quy hoạch vàbổ nhiệm một đồng chí Phó Chánh Văn phòng trựctiếp điều hành, quản lý Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Bố trí

trang thiết bị hiện đại gồm máy vi tính, máy in, máyphotocopy, điện thoại cố định, bàn ghế làm việc, tủ,giá đựng tài liệu và màn hình điện tử tra cứu thủ tụchành chính.

Hiện nay, việc thực hiện cải cách hành chính theocơ chế một cửa, một cửa liên thông của Sở Thôngtin và Truyền thông được triển khai trên các lĩnh vựcnhư: Báo chí - Xuất bản; Bưu chính; Viễn thông,Internet; Công nghệ thông tin; Thông tin điện tử.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt Kế hoạch số1389/KH-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh vềthực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liênthông tại các cơ quan hành chính nhà nước, Bộphận tiếp nhận và trả kết quả cần làm tốt một sốcông việc trọng tâm sau:

Một là: Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyêntruyền cải cách thủ tục hành chính, áp dụng phầnmềm công sở điện tử, ứng dụng công nghệ thông tintrong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả trên Trangthông tin điện tử của Sở và các phương tiện thôngtin đại chúng khác.

Hai là: Định kỳ phối hợp với các phòng chuyênmôn rà soát, hoàn thiện các thủ tục hành chínhthuộc thẩm quyền cấp phép của Sở trình UBND tỉnhcông bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyềngiải quyết của Sở. Thực hiện niêm yết công khai cácthủ tục hành chính theo quy định.

Ba là: Áp dụng triển khai quy trình thực hiện cơchế một cửa, một cửa liên thông như: Tiếp nhận,chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ, trả kết quả đảmbảo nhanh nhất, thuận lợi nhất các cho tổ chức,công dân.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin đãtạo nên những chuyển biến căn bản trong giải quyếtthủ tục hành chính, góp phần rút ngắn thời gian, chiphí giải quyết thủ tục hành chính cho người dân vàdoanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả công tácquản lý nhà nước trong lĩnh vực Thông tin và Truyềnthông trên địa bàn tỉnh q

27KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

TRIEÅN KHAI THÖïC HIEÄN CÔ CHEÁ MOÄT CÖÛA,MOÄT CÖÛA lIEÂN THOÂNG TAïI SÔÛ THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

PHẠm QuANG TưỞNGChánh Văn phòng Sở TTTT

V

28 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

BưU điện huyện CẩmGiàng hoạt động theomô hình sản xuất, kinh

doanh mới từ ngày 01/01/2008theo Quyết định số 87/QĐ-TCCBngày 18/01/2008 của Tổng Giámđốc Tổng Công ty Bưu chính ViệtNam, là đơn vị sản xuất trựcthuộc, hạch toán phụ thuộc Bưuđiện tỉnh Hải Dương.

Bưu điện huyện Cẩm Giànghiện có 04 bưu cục, trong đó có01 bưu cục trung tâm đặt tại thịtrấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng;03 bưu cục cấp 3 là bưu cục CầuGhẽ, bưu cục Cẩm Giàng Ga vàbưu cục Văn Thai; 14 điểm Bưuđiện - Văn hóa xã và 01 đại lý đadịch vụ, tất cả đều được đầu tưxây dựng khang trang và hiệnđại. Tổng số cán bộ công nhânviên là 16 người (14 nữ, 02 nam),trong đó số người có trình độ Đạihọc là 03, Cao đẳng 03, Trungcấp 03 và Sơ cấp 7.

Trong những năm qua, Bưuđiện huyện Cẩm Giàng thường

xuyên nhận được sự quan tâmchỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạochuyên môn, Công đoàn Bưuđiện tỉnh Hải Dương; Sự giúp đỡtạo điều kiện của Huyện ủy,UBND cùng các Ban, ngành,đoàn thể và nhân dân tronghuyện; Sự ủng hộ, phối hợp chặtchẽ của Trung tâm Viễn thôngCẩm Giàng, Bảo hiểm xã hộiCẩm Giàng, Điện lực Cẩm Giàngđã tạo mọi điều kiện thuận lợi đểmở rộng mạng lưới, phát triểncác dịch vụ mới. Đặc biệt, nhờ cósự đoàn kết thống nhất, quyếttâm cao của toàn thể cán bộ,đảng viên, công nhân viên, Bưuđiện huyện Cẩm Giàng đã hoànthành tốt mọi nhiệm vụ đượcgiao.

Bên cạnh những lợi thế về vị tríđịa lý như nằm trên tuyến đườngQuốc lộ 5A Hà Nội - Hải Phòng,vùng tam giác kinh tế trọng điểmHà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,có sự phát triển mạnh về côngnghiệp với các khu công nghiệp

lớn như: Đại An, Tân Trường,Phúc Điền với số lượng lớn cáccông ty, doanh nghiệp nước ngoàiđầu tư sản xuất; Là một thị trườngcó nhu cầu rất lớn về các dịch vụBưu chính - Viễn thông, đặc biệt làcác dịch vụ công nghệ chất lượngcao như chuyển phát nhanh,Internet… tạo thuận lợi trong kinhdoanh, thì đây cũng là địa bàn gặprất nhiều khó khăn như thị trườngcạnh tranh gay gắt, khốc liệt do cónhiều doanh nghiệp kinh doanh vềBưu chính - Viễn thông, côngnghệ thông tin, dịch vụ bảo hiểm:DHL, UPS, Fexdex, Viettel, HợpNhất, Tín Thành, Xe khách HảiÂu, Hoàng Long, các Ngân hàngthương mại, Công ty Bảo hiểmBảo Việt...

Nhu cầu của xã hội về cungcấp và sử dụng dịch vụ ngày càngđa dạng, đòi hỏi chất lượng caonên việc thực hiện nhiệm vụ sảnxuất, kinh doanh gặp những khókhăn nhất định. Với chức năng,nhiệm vụ là đơn vị đại diện củaBưu điện tỉnh Hải Dương tại địaphương; Có chức năng tổ chứcxây dựng, quản lý, khai thác mạngBưu chính công cộng trên địa bànhuyện; Kinh doanh dịch vụ bưuchính, phát hành báo chí và cungcấp dịch vụ bưu chính công ích;Cung cấp các dịch vụ bưu chínhhệ 1; Tổ chức phục vụ thông tin độtxuất theo yêu cầu của cấp ủy đảngvà chính quyền địa phương; Kinhdoanh các dịch vụ viễn thông,công nghệ thông tin trên cơ sở hợptác giữa Bưu điện huyện và Trungtâm Viễn thông huyện; Có nhiệmvụ sản xuất kinh doanh, phục vụcác cấp ủy đảng, chính quyền vànhân dân địa phương về bưuchính viễn thông và kinh doanhcác ngành nghề khác khi đượcTổng Công ty cho phép, Bưu điệnhuyện Cẩm Giàng xác định chấtlượng dịch vụ là yếu tố quan trọngtrong việc lấy lại thị phần bưu

Saùng taïo, ñoåi môùi vaø phaùt trieånNGuyỄN HảI HÀ

Giám đốc Bưu điện huyện Cẩm Giàng

F

chính, trong đó khâu phát là côngđoạn dễ làm mất lòng tin củakhách hàng. Chính vì vậy, Bưuđiện huyện đã chú trọng tăngcường chất lượng phục vụ của độingũ bưu tá xã như tổ chức hội nghịsơ kết, tổng kết bưu tá xã hàngnăm, trả lương theo sản phẩmphát, tiến hành ghép lao động hợpđồng tại các xã để một lao độnglàm nhiều công việc như điểm Bưuđiện - Văn hóa xã, phát xã, thucước điện thoại, quản lý đối tượnghưởng lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội. Triển khai một số dịchvụ như thu bảo hiểm y tế, bảo hiểmxã hội tự nguyện, bán bảo hiểmPTI, bán thẻ viễn thông, bán lịchTết, huy động tiết kiệm bưu điệnđể tăng nguồn thu nhập,… giúpngười lao động yên tâm gắn bó vớicông việc, nhờ vậy chất lượngphát đã được nâng lên rõ rệt.

Đối với đội ngũ giao dịch viên,những người trực tiếp tiếp xúc với

khách hàng thì việc khang trangbưu cục, nâng cao thái độ phụcvụ, không ngừng trau dồi nghiệpvụ là nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị rấtquan tâm và tất cả công nhân viêntrong đơn vị đều phải thực hiện.Bên cạnh việc tăng cường vànâng cao chất lượng các dịch vụtruyền thống, Bưu điện huyện rấtchú trọng phát triển các dịch vụmới, tận dụng mạng lưới hiện cótăng cường công tác bán lẻ đểtăng doanh thu, góp phần hoànthành kế hoạch sản xuất, kinhdoanh của đơn vị.

Bưu điện huyện Cẩm Giàngthường xuyên cải tiến phươngpháp hoạt động, phù hợp với từnggiai đoạn và điều kiện sản xuất,nâng cao hiệu quả làm việc củabộ máy quản lý. Tiến hành bố trí,sắp xếp lại lao động trong dâychuyền theo hướng gọn nhẹ, hiệuquả, phù hợp với lao động hiện cótại đơn vị. Tiến hành giao khoán

tiền lương theo doanh thu, sảnlượng trên cơ sở năng suất, chấtlượng và hiệu quả công việc củatừng bộ phận, bưu cục và từng cánhân. Đây là một động lực rất lớnđể cán bộ công nhân viên tựhướng tới mức thu nhập của mìnhđể phấn đấu, góp phần nâng caonăng suất, chất lượng và tinh thầntrong lao động sản xuất.

Thường xuyên phối hợp chặtchẽ cùng Công đoàn phát độngchương trình thi đua từng tháng,từng quý, thi đua nước rút hoànthành kế hoạch phát động đếntoàn thể cán bộ công nhân viên,tạo nên không khí thi đua sôi nổitrong đơn vị. Qua các đợt thi đuacó theo dõi, tổng kết khen thưởngkịp thời những tập thể tổ, cá nhâncó thành tích tốt để động viênkhích lệ phong trào. Phong tràothi đua của đơn vị đã đạt đượckết quả cao, được Hội đồng thi

29KYÛ NIEÄM 70 NAÊM TRUYEÀN THOÁNG NGAØNH BÖU ÑIEÄN VIEÄT NAM (15/8/1945 - 15/8/2015)

RoNG những năm qua, Phòng Văn hóa vàThông tin TP Hải Dương đã làm tốt chứcnăng tham mưu cho UBND TP Hải Dương

quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, dulịch, gia đình, Thông tin và Truyền thông trên địabàn. Công tác thông tin tuyên truyền đã phục vụ kịpthời các nhiệm vụ chính trị của thành phố, của tỉnh,của đất nước. Nhiều loại hình hoạt động văn hóadiễn ra sôi nổi, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị củađịa phương, góp phần giáo dục truyền thống vànâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.Thành phố đã chỉ đạo xây dựng Đề án đẩy mạnh xãhội hóa phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao đến

năm 2020; Xây dựng Chương trình hành động thựchiện Nghị quyết của Đảng bộ thành phố về tiếp tụcphát triền sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao giaiđoạn 2011 - 2015. Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” được phát triển và đãcó nhiều đóng góp tích cực đến đời sống văn hóacủa thành phố. Đã có thêm nhiều làng, khu dân cưvăn hóa mới và các làng, khu dân cư được côngnhận các giai đoạn đã duy trì, phát huy tốt danhhiệu. Đến nay, thành phố có 91,2% số hộ đạt tiêuchuẩn gia đình văn hóa, 169/226 làng, khu dân cưvăn hóa, đạt tỷ lệ 74,7% và 68% cơ quan được côngnhận là cơ quan văn hóa. Phong trào thể dục, thể

phoøng Vaên hoùa vaø Thoâng tin Tp Haûi Döông vôùicoâng taùc tham möu quaûn lyù nhaø nöôùc veà Vaên hoùa,Theå thao vaø Du lòch, Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng

BÙI DưƠNG NGHĨAThành uỷ viên, Trưởng phòng VHTT TP Hải Dương

T

(Xem tiếp trang 9)

F

F

30 ÑAËC SAN THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG

thao phát triển sâu rộng, góp phần rèn luyện thânthể, xây dựng lối sống lành mạnh cho cán bộ vànhân dân. Thể thao thành tích cao có nhiều bộ mônđược giữ vững và phát triển. Công tác quản lý nhànước về Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin vàTruyền thông được tăng cường; Công tác thanh,kiểm tra được duy trì thường xuyên; công tác tạonguồn nhân lực được quan tâm…

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 12/01/1998của Bộ Chính trị, phát huy thành tích là đơn vị đi đầutrong việc thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việctang và lễ hội, cuộc vận động đã được thành phốtriển khai tích cực gắn với việc đánh giá chất lượngđảng viên theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương 6 lần 2 về xây dựngchỉnh đốn Đảng. Các cấp ủy đảng,các cơ quan, tổ chức, đoàn thể,các xã, phường đều xây dựng nghịquyết cụ thể hóa thực hiện cuộcvận động. Hằng năm đều đưa nộidung thực hiện cuộc vận động vàobáo cáo sơ kết, tổng kết của Đảngbộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị, đánhgiá những ưu điểm, hạn chế, đề rabiện pháp chỉ đạo tiếp theo. Phốihợp với Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh thành phố chỉ đạocác cơ sở Đoàn - Hội xây dựngCâu lạc bộ “Thanh niên cưới tiếtkiệm”, Câu lạc bộ “Gia đình trẻhạnh phúc” xây dựng đề án “Cướitiết kiệm trong thanh niên”, tổ chứchội thảo: Thanh niên cưới tiết kiệm;Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổquốc thành phố tổ chức mô hình điểm, tổ chức tọađàm thực hiện văn minh tiết kiệm trong việc tang;Phối hợp với các xã, phường tổ chức các mô hìnhđiểm về thực hiện cuộc vận động, đưa nội dung quyđịnh về thực hiện văn minh, tiết kiệm trong việc cưới,việc tang và lễ hội vào quy ước làng, coi đó là mộttiêu chí quan trọng trong bình xét danh hiệu làng vănhóa, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa. Do có sựtập trung chỉ đạo tích cực nên cuộc vận động đã thựchiện đi vào lòng dân, được đảng viên và các tầng lớpnhân dân hưởng ứng thực hiện.

Toàn thành phố hiện nay có khoảng 50 làng, khudân cư còn lưu giữ và thường xuyên duy trì việc tổchức lễ hội truyền thống. Phòng Văn hóa và Thôngtin thành phố thường xuyên tham mưu với Thành ủy,UBND thành phố có văn bản chỉ đạo các xã,

phường làm tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội, đảmbảo đúng quy chế, đồng thời phối hợp với các xã,phường, các cơ quan chức năng tăng cường kiểmtra, đôn đốc kịp thời, uốn nắn những biểu hiện lệchlạc trong lễ hội. Tổ chức một số lễ hội điểm để phụcdựng, bảo tồn có chọn lọc các nghi lễ, các trò chơidân gian trong lễ hội. Tăng cường tuyên truyền LuậtDi sản văn hóa, Quy chế tổ chức lễ hội, Pháp lệnhtín ngưỡng tôn giáo. Phối hợp với các phòng chứcnăng tăng cường việc kiểm tra, xử lý các vụ việc viphạm trong hoạt động lễ hội. Vì vậy các lễ hội trênđịa bàn thành phố đều mang tính nhân văn, hướngthiện và nội dung giáo dục sâu sắc.

Cùng với việc thực hiện tiết kiệm trong việc cưới,việc tang, lễ hội, các việc vui buồn khác cũng đãđược thành phố chỉ đạo văn minh, tiết kiệm. Thànhủy, UBND thành phố có văn bản chỉ đạo quy định vềtổ chức các ngày lễ, kỷ niệm, đón các danh hiệu thiđua đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, an toàn… cácthành phần tham dự đảm bảo thiết thực, hiệu quả,không mời tràn lan.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới, thành phố đã tập trung chỉ đạocác xã, phường quy hoạch đất dành cho các thiết chếvăn hóa, huy động các nguồn lực để từng bước xâydựng các thiết chế văn hóa đảm bảo mục tiêuchương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, hệthống các thiết chế văn hóa của thành phố cơ bảnđáp ứng hoạt động văn hóa, tinh thần ngày càng cao

Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ TTTT, Giám đốc Sở TTTT Nguyễn Quang Hảo traotặng Bằng khen của Bộ TTTT cho đồng chí Bùi Dương Nghĩa, Trưởng phòng VH&TT

TP Hải Dương và đồng chí Vũ Minh Giáo, Trưởng Đài Phát thanh huyện Gia Lộc.

F