Gioi thieu chuong trinh giao duc nhung gia tri song. t4 2010 phan mot

Post on 05-Jul-2015

772 views 1 download

Transcript of Gioi thieu chuong trinh giao duc nhung gia tri song. t4 2010 phan mot

Nhóm giảng viên “Chương trình Giáo dục Giá trị cuộc sống” tại Hà Nội:Hoàng Thị Việt Hồng

Điều phối viên, Chuyên gia về đào tạo Chương trình giáo dục Giá trị cuộc sốngEmail: hviethong@gmail.com

Tel: (043) 7540520; Mobil: 0982 945 668Nguyễn Thị Ngọc Châu

Giảng viên Chương trình giáo dục Giá trị cuộc sốngEmail: ngocchaunt56@gmail.com

Tel: (043) 9874144; Mobil: 0989 559 458

Chương trình giáo dục Giá trị cuộc sống (Living Values: An Educational Program, viết tắt là LVEP) là một chương trình giáo dục mang tính toàn cầu và tiến bộ, đã được ứng dụng hiệu quả trên diện rộng ở hơn 80 quốc gia và đang tiếp tục phát triển;

LVEP được UNESCO ủng hộ và được Uỷ ban quốc gia về UNICEF của Tây Ban Nha, Tổ chức hành tinh, Tổ chức Brahma Kumaris bảo trợ dưới sự cố vấn của nhóm chuyên gia giáo dục LVEP UNICEF (New York);

LVEP là một phần trong phong trào toàn cầu nằm trong khuôn khổ Thập kỷ quốc tế “Vì một nền văn hoá hoà bình và không bạo lực cho trẻ em toàn thế giới”.

Thông qua nhận thức về các giá trị cuộc sống (gọi tắt là Giá trị sống) thanh thiếu niên biết:

• Đào sâu những suy nghĩ, hiểu biết của mình về các giá trị cuộc sống, từ đó biết đượcphương pháp thực tế để phát triển những phẩm chất, đức tính tốt của bản thân;

• Lựa chọn và xây dựng cho mình kỹ năng sống tích cực để hòa nhập cộng đồng với sự tôn trọng, tự tin và có mục đích rõ ràng;

• Thể hiện mình trong các mối quan hệ tích cực với bản thân, với người khác, với cộng đồng và rộng hơn nữa là thế giới.

6

Tiếp tục mở những khóa đào tạo giảng viên LVEP tại nhiều nước.

Đang được sử dụng tại hơn 8.000 địa điểm ở trên 80 quốc gia;

• Hàng loạt sách Giá Trị Sống đã được xuất bản bằng 11 ngôn ngữ và công tác dịch thuật vẫn đang tiếp tục với 22 ngôn ngữ khác.

đưa ra một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành, giúp con người khám phá trở lại và phát triển 12 giá trị toàn cầu, căn bảncủa cá nhân, đó là…

Giáo dục (education), gốc La-tinh (e - ducere) có nghĩa là khơi dậy những phẩm chất sẵn có ở mỗi người. Bản chất con người vốn thiện lành với những giá trị tốt đẹp, nhưng cuộc sống đầy cạnh tranh có thể làm cho các giá trị đó bị che khuất.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ SỐNG

Một bộ phận học sinh có những hành vi thiếu ý thức, lối sống buông thả (gây bạo lực học đường, thích ănchơi hưởng lạc, gian dối trong học hành và thi cử, không tuân thủ kỷ cương, mắc tệ nạn XH, tội phạm.v.v..)

Còn không ít thanh thiếu niên sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, thiếu ý thức cộng đồng.

• Không ít thanh thiếu niên không nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống, ngộ nhận bản thân,

không biết mình “là Ai”? Sống để làm gì? Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa? Làm thế nào để sống đẹp?.v.v..

Tôi

Ít kinh nghiệm sống nhưng tự cho rằng mình hiểu biết hơn người, nhiều thanh thiếu niên không chú ý lắng nghe, học hỏi, thường bảo thủ, hiếu thắng, cao ngạo. Khi người lớn bảo ban thì cãi bừa, cãi ẩu, hỗn xược.

Đó là những cản trở lớn cho sựphát triển của thanh thiếu niên và khiến không ít các bậc cha mẹ phải thất vọng vì con cái.

Bạo lực học đường và sự chứng kiến của những kẻ vô cảm

Thanh thiếu niên ngày càng chịu nhiều tác động từ xã hội và những tác động này ngày càng phức tạp:

Tệ nạn XH, tội phạm, đạo đức XH xuống cấp (Người lớn, thậm chí có thày cô giáo, cha mẹ trong nhiều trường hợp không còn là tấm gương tốt cho các em).

Thày giáo “coi thi”Tr m cộ pắ , tham nhũng

“Phạt” học sinh !

X

Ham vui bỏ mặc gia đình

• Thiếu nhận thức về giá trị cuộc sống giá trị cuộc sống để biết cách yêu thương, tôn trọng bản thân và người khác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, biết cách suy nghĩ tích cực để vữngvàng trước những đổi thay của cuộc sống.

Thiếu kỹ năng sống nên lúng túng khi đứngtrước những vấn đề của công việc, của gia đình, hôn nhân.v.v.., hoặc không giải quyết được hoặc có khi giải quyết theo hướng tiêu cực gây nên hậu quả khôn lường.

• Vì mang nặng tính lý thuyết, chưa gắn kết hoặc có khi còn mâu thuẫn với thực tế cuộc sống khiến các em khó áp dụng;

• Truyền đạt thuần tuý theo phương pháp truyền thống, không tạo được cảm hứng trong việc học tập nên khó tiếp thu;

• Học không đi đôi với hành, không gắn với trải nghiệm cuộc sống của các em nên ít mang lại sự cảm nhận sâu sắc về các giá trị đạo đức.

Đinh Đoàn - Chuyên gia tư vấn tâm lý trong bài “Giá trị sống - nền tảng của kỹ năng sống”