Chuyên đề : CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Post on 16-Mar-2016

92 views 2 download

description

Chuyên đề : CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP. BN Trương Thị Hảo - Tuổi 55 - Giới tính: Nữ Nghề nghiệp : Nông dân Địa chỉ : Tổ 21 Quán Triều- TP Thái Nguyên Vào viện: 11h 50 phút ngày 15/04/2014 Lý do vào viện : Đau nhiều khớp, hạn chế vận động. - PowerPoint PPT Presentation

Transcript of Chuyên đề : CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Chuyên đề: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNHVIÊM KHỚP DẠNG THẤP

• BN Trương Thị Hảo - Tuổi 55 - Giới tính: Nữ

• Nghề nghiệp : Nông dân

• Địa chỉ : Tổ 21 Quán Triều- TP Thái Nguyên

• Vào viện: 11h 50 phút ngày 15/04/2014

• Lý do vào viện : Đau nhiều khớp, hạn chế vận

động

• Cách đây 20 năm, bệnh nhân sưng đau các khớp ,

có sốt. Bệnh nhân tự ý dùng thuốc nam

• Cách đây 3 năm, bệnh nhân khám và được chẩn

đoán Viêm khớp dạng thấp; thuốc điều trị:

Methothexat 7,5 mg/tuần; Cloroquin 250 mg/ ngày.

• Sau 2 năm điều trị, các khớp nhỏ , nhỡ và khớp lớn

đau tăng lên kèm biến dạng và hạn chế vận động

• 1 tháng trước khi vào viện:

+ Bệnh nhân đau khớp háng hai bên, vận động khó.

+ Bệnh nhân tự ý dùng prednisolon và thuốc nam

nhưng không đỡ, có sốt nhẹ.

• Vào viện được chẩn đoán : Viêm khớp dạng thấp

đợt tiến triển --- vào khoa Cơ Xương Khớp

TIỀN SỬ

1.Bản thân:

• Viêm khớp dạng thấp

• Mổ u xơ tử cung

2.Gia đình:

• Không có người thân mắc bệnh tương tự như

bệnh nhân

15h50 ngày 15/4/2014

• Tỉnh táo, tiếp xúc tốt

• Da, niêm mạc nhợt

• Bộ mặt cushing

• Khớp bàn ngón tay sưng ,nóng, đỏ, đau kèm biến dạng

và hạn chế vận động; cứng khớp > 1h vào buổi sáng

• Khớp háng hai bên đau nhiều, không dạng, khép

• Cột sống: Giảm đường cong sinh lý

• Cơ lực tứ chi kém, teo cơ nhiều

NHẬN ĐỊNH LÚC VÀO•VAS: 8 điểm•Lassegue: P:60°; T:50°

•Mạch 90l/phút Nhiệt độ: 370C 5•HA: 110/80mm Hg; N/Thở: 22l/p; •Cân nặng: 40kg, chiều cao: 154cm•BMI:

• Sinh hóa máu: Cortison, CRPhs, canxi, RF....• Huyết học máu: tế bào máu ngoại vi, máu lắng• Tổng phân tích nước tiểu• Chụp X- quang: tim phổi, bàn tay 2 bên, khớp háng hai

bên , khung chậu thẳng• Siêu âm ổ bụng; đo mật độ loãng xương, điện tâm đồ• Thực hiện y lệnh thuốc: giảm đau, chống viêm, dạ dày,

coticoid (Utracet 500mg, Pantoloc40 mg, Medrol 4mg)

Viêm khớp dạng thấp đợt tiến triển

• Tỉnh, tiếp xúc tốt

• Da, niêm mạc nhợt nhẹ

• Bộ mặt cushing

• Nhiệt độ:38 °C Nhịp thở: 20l/p,

• Mạch : 95l/p HA :110/80mmHg

• Vas: 7 điểm Lassegue: P: 60°; T:50°

DIỄN BIẾN BỆNHNgày 16/04/2014( ngày thứ hai)• Khớp bàn ngón tay 2 bên sưng ,nóng, ít đỏ, đau kèm

biến dạng . Đau liên tục và đau nhiều về đêm.

• NB cầm , nắm các vật dụng khó khăn

• Cứng khớp > 1h vào buổi sáng

• Khớp háng hai bên đau nhiều; không dạng, không khép

• Cột sống: Giảm đường cong sinh lý; khoảng cách tay

đất:15 cm

• Cơ lực tứ chi kém, teo cơ nhiều

DIỄN BIẾN BỆNHNgày 16/04/2014( ngày thứ hai)

• NB ngủ kém: Ban ngày không ngủ, ngủ 4h ban

đêm và khó vào giấc ngủ

• NB lo lắng nhiều về tình trạng bệnh

• NB cho rằng thuốc nam điều trị bệnh VKDT tốt

hơn

• NB chưa biết cách tập luyện

DIỄN BIẾN BỆNHNgày 16/04/2014( ngày thứ hai)

• Máu lắng 1h: 20mm

• Máu lắng 2h: 40 mm

• RF: âm tính

• Cortisol: 154.90 nmol/l

• T-score (CSTL):- 1.2

• T-score (cổ xương đùi):- 0.6

DIỄN BIẾN BỆNHNgày 16/04/2014( ngày thứ hai)

• 1.XQ khớp háng

• Biến dạng đầu trên xương đùi P

• Loãng xương

• Thoái hóa khớp háng

• Hẹp hoàn toàn khe khớp

• 2. Khớp gối

• Loãng xương, thoái hóa khớp

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

• Hạ sốt

• Giảm đau

• Hỗ trợ vận động

• Phòng ngừa gãy xương

• Phòng ngừa biến chứng

• Chăm sóc giấc ngủ và tinh thần

• Giáo dục sức khỏe

• Chườm ấm cho bệnh nhân vùng trán

• Nới rộng quần áo

• Hướng dẫn NB tăng cường nước

• Báo cáo bác sỹ

• Theo dõi nhiệt độ 1h / 1 lần• Thực hiện y lệnh thuốc

• TD đáp ứng của NB với thuốc

GIẢM ĐAU

• Để các khớp của NB ở tư thế cơ năng

• Tránh tỳ đè lên các khớp

• Cho BN uống thuốc giảm đau sau khi ăn no

• Đánh giá thang VAS sau khi NB uống thuốc giảm

đau

• Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau: đau

bụng, nôn , phân

HỖ TRỢ VẬN ĐỘNG

• Hướng dẫn sử dụng các phương tiện dễ cầm

nắm, dễ di chuyển: Thìa, bát nhựa , cốc nhựa,

dép quai hậu nhiều ma sát....

• Hướng dẫn gia đình đỡ, dìu NB khi thay đổi tư

thế và khi di chuyển

• Hướng dẫn NB sử dụng nạng gỗ

PHÒNG NGỪA GÃY XƯƠNG• Đảm bảo chế độ ăn có bổ sung calci, vtamin D như ăn các

sản phẩm từ sữa ( sữa chua, phomai) , tôm , cua...

• Duy trì Calcium và Vitamin D theo y lệnh của bác sĩ

• Tắm nắng 15 phút-30 phút mỗi ngày (sáng 7h-9h.)

• Vận động nhẹ nhàng tùy theo sức khỏe cho phép của từng

bệnh nhân

• Phòng tránh ngã: nhà ở đủ ánh sáng, cầu thang có tay vịn,

sàn nhà không trơn, thu dọn đồ đạc trong phòng

• Đi giầy dép thấp, có đế bằng và phù hợp với chân

PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG

• Tập vận động thụ động

các khớp cổ tay, bàn và ngón tay

• Tập bài tập tăng cường

sức mạnh của cơ

• Tập vận động cột sống

thắt lưng theo bài tập William

• Đeo đai nẹp cột sống thắt lưng

Tập vận động khớp cổ tay

Tập vận động thụ động: Tập gấp duỗi cổ tay

Tập nghiêng trụ và nghiêng quay

Kéo giãn khớp cổ tay: Đ/D một tay giữ chặt cẳng tay, một tay nắm bàn tay bệnh nhân rồi kéo lực vừa phải dọc theo chiều dài cẳng tay Vận động chủ động: gấp, duỗi, nghiêng cổ tay

Tập VĐ khớp bàn và ngón tay• Tập gấp duỗi các khớp ngón cái: Giữ hai bên

ngón cái BN; gấp, dạng ngón cái

• Tập đối chiếu ngón cái với các ngón khác: di

chuyển ngón tay cái BN ra ngoài; VĐ đối diện từng

ngón tay khác cho tới ngón út:

-

. Tập vận động chủ động: nắm tay vào, xoè tay ra, đối chiếu ngón cái với các ngón khác. Tập với dụng cụ: tập bóp quả bóng cao su nhỏ, tập cầm nắm một vật.

Tập vận động khớp háng

Tập vận động thụ động:

- Tập gấp duỗi khớp háng

- Tập dạng và khép khớp háng

CHĂM SÓC GIẤC NGỦ VÀ TINH THẦN

• Hướng dẫn NB ngủ đúng giờ

• Trước khi đi ngủ:

• + Hướng dẫn người nhà massage vùng đầu - trán

của NB

• + Hướng dẫn NB ngâm chân vào nước ấm

• Giải thích tình trạng bệnh và cách phòng ngừa

các biến chứng

GIÁO DỤC SỨC KHỎE

• Không bê vác vật nặng, luôn giữ tư thế cân đối

• Thường xuyên tập vận động theo bài tập

• Tắm nước ấm vào buổi sáng nhằm giảm cứng khớp

• Uống thuốc theo đơn

• Không tự ý dùng thuốc nam

• Khám bệnh đúng hẹn, khám mắt 6 tháng/1 lần

THẢO LUẬN• 1. Hiện tại, NB đã có biến dạng khớp bàn ngón, liên đốt ngón

tay.Làm thế nào để bảo tồn các khớp không biến dạng thêm?

• 2.Chúng ta luôn khuyên NB tắm nước khoáng nóng để giảm

cứng khớp, nhưng thực tế hầu hết NB không có điều kiện ?

Có phương pháp khác để giảm cứng khớp không?

• 3.Đa số NB VKDT ngủ kém, và các BN này đều phải dùng

thuốc an thần. Anh chị có kinh nghiêm gì về chăm sóc giấc

ngủ cho NB?

Xin trân trọng cảm ơn !